Home » Kỹ Năng Cứng
Được đăng bởi
Unknown
|
February 19, 2015
8 Nguyên Tắc Vàng Trong Việc Thiết Lập Mục Tiêu PR
Thiết lập những mục tiêu PR mang tính thực tế là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn chiến dịch PR đạt được kết quả nhất định chứ không phải chỉ là những lời hứa hẹn quá mức. Chiến dịch PR của bạn sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn tuân thủ và làm theo tám quy tắc vàng sau đây.
1. Phù hợp với những mục tiêu của tổ chức
Mục tiêu của các chương trình và chiến dịch PR phải hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức, nếu không bạn sẽ lãng phí nỗ lực vào những công việc có thể mang tính thú vị nhưng thực chất lại không quan trọng và chỉ mang tính chiến thuật.
2. Thiết lập mục tiêu trong lĩnh vực PR
Đừng thiết lập những mục tiêu PR nằm ngoài tầm kiểm soát. Khuynh hướng của những chuyên viên PR là thiết lập những mục tiêu mà chính hoạt động PR không thể nào hoàn thành được. Thật không hợp lý khi cho rằng mục tiêu PR là tìm cách gia tăng doanh số thêm 20%, bởi vì điều này phụ thuộc vào lực lượng bán hàng.
Sẽ hợp lý hơn khi đặt mục tiêu là phấn đấu tiếp cận với ít nhất 50% cơ sở bán lẻ để nói cho họ nghe về những dòng sản phẩm mới và mời họ dùng thử. Nếu làm được như thế, doanh số có thể sẽ tự động tăng thêm 20%, tuy nhiên điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và không thể hứa hẹn trực tiếp như trên được.
3. Chính xác và cụ thể
Các mục tiêu PR cần sắc bén. Hình thành sự nhận thức không là chưa đủ. Phải hình thành sự nhận thức về điều gì, cho ai, khi nào và bằng cách nào - tất cả đều phải được trình bày rõ ràng.
4. Hãy làm những gì khả thi
Sẽ tốt hơn nếu bạn biết thiết lập những mục tiêu PR khiêm tốn và hoàn thành chúng, thay vì cố gắng vươn đến những mục tiêu xa vời để rồi thất bại. Bất cứ khi nào phù hợp, nên đánh giá những lợi ích có thể thu được từ các ý tưởng, thử nghiệm trước các chương trình hành động.
5. Định lượng càng nhiều càng tốt
Không phải tất cả các mục tiêu PR đều có thể định lượng chính xác được, nhưng hầu hết đều có thể. Nếu bạn muốn liên hệ với những nhóm công chúng cụ thể, hãy xác định rõ số lượng nhóm. Định lượng cho các mục tiêu PR sẽ giúp cho việc đánh giá dễ dàng hơn rất nhiều.
6. Làm việc theo khung thời gian
Cần biết rõ khi nào bạn sắp phải hoàn thành công việc, để có thể điều chỉnh tốc độ làm việc hoặc yêu cầu thêm sự hỗ trợ cần thiết.
7. Tôn trọng phạm vi ngân sách
Thực hiện các mục tiêu PR trong phạm vi ngân sách là điều không cần phải bàn. Thật chẳng hay chút nào khi nghĩ rằng mình thật sáng tạo và không quan tâm đến tiền bạc. Một người hoạch định và quản lý giỏi là người biết chính xác mọi công việc sẽ tốn kém bao nhiêu, và sẽ có chương trình theo dõi ngân sách chặt chẽ.
8. Tuân thủ danh sách ưu tiên
Lập thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu PR sẽ giúp bạn nhìn thấy được những nỗ lực chính yếu cần tập trung vào đâu. Những người làm PR luôn luôn có rất nhiều việc để làm, và họ gần như luôn phải mở rộng danh sách hoạt động của mình. Hãy xác định rõ các công việc ưu tiên và triển khai theo đó một cách chặt chẽ.
Hãy nhớ công thức SMART khi thiết lập mục tiêu PR: Stretching (Vươn tầm), Measurable (Định lượng được), Achievable (Khả thi- có khả năng đạt được), Realistic (Thực tế- bạn có đủ nguồn lực để thực hiện) và Timebound (Thời hạn).
(trích từ Sáng tạo chiến dịch PR)
1. Phù hợp với những mục tiêu của tổ chức
Mục tiêu của các chương trình và chiến dịch PR phải hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức, nếu không bạn sẽ lãng phí nỗ lực vào những công việc có thể mang tính thú vị nhưng thực chất lại không quan trọng và chỉ mang tính chiến thuật.
2. Thiết lập mục tiêu trong lĩnh vực PR
Đừng thiết lập những mục tiêu PR nằm ngoài tầm kiểm soát. Khuynh hướng của những chuyên viên PR là thiết lập những mục tiêu mà chính hoạt động PR không thể nào hoàn thành được. Thật không hợp lý khi cho rằng mục tiêu PR là tìm cách gia tăng doanh số thêm 20%, bởi vì điều này phụ thuộc vào lực lượng bán hàng.
Sẽ hợp lý hơn khi đặt mục tiêu là phấn đấu tiếp cận với ít nhất 50% cơ sở bán lẻ để nói cho họ nghe về những dòng sản phẩm mới và mời họ dùng thử. Nếu làm được như thế, doanh số có thể sẽ tự động tăng thêm 20%, tuy nhiên điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và không thể hứa hẹn trực tiếp như trên được.
3. Chính xác và cụ thể
Các mục tiêu PR cần sắc bén. Hình thành sự nhận thức không là chưa đủ. Phải hình thành sự nhận thức về điều gì, cho ai, khi nào và bằng cách nào - tất cả đều phải được trình bày rõ ràng.
4. Hãy làm những gì khả thi
Sẽ tốt hơn nếu bạn biết thiết lập những mục tiêu PR khiêm tốn và hoàn thành chúng, thay vì cố gắng vươn đến những mục tiêu xa vời để rồi thất bại. Bất cứ khi nào phù hợp, nên đánh giá những lợi ích có thể thu được từ các ý tưởng, thử nghiệm trước các chương trình hành động.
5. Định lượng càng nhiều càng tốt
Không phải tất cả các mục tiêu PR đều có thể định lượng chính xác được, nhưng hầu hết đều có thể. Nếu bạn muốn liên hệ với những nhóm công chúng cụ thể, hãy xác định rõ số lượng nhóm. Định lượng cho các mục tiêu PR sẽ giúp cho việc đánh giá dễ dàng hơn rất nhiều.
6. Làm việc theo khung thời gian
Cần biết rõ khi nào bạn sắp phải hoàn thành công việc, để có thể điều chỉnh tốc độ làm việc hoặc yêu cầu thêm sự hỗ trợ cần thiết.
7. Tôn trọng phạm vi ngân sách
Thực hiện các mục tiêu PR trong phạm vi ngân sách là điều không cần phải bàn. Thật chẳng hay chút nào khi nghĩ rằng mình thật sáng tạo và không quan tâm đến tiền bạc. Một người hoạch định và quản lý giỏi là người biết chính xác mọi công việc sẽ tốn kém bao nhiêu, và sẽ có chương trình theo dõi ngân sách chặt chẽ.
8. Tuân thủ danh sách ưu tiên
Lập thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu PR sẽ giúp bạn nhìn thấy được những nỗ lực chính yếu cần tập trung vào đâu. Những người làm PR luôn luôn có rất nhiều việc để làm, và họ gần như luôn phải mở rộng danh sách hoạt động của mình. Hãy xác định rõ các công việc ưu tiên và triển khai theo đó một cách chặt chẽ.
Hãy nhớ công thức SMART khi thiết lập mục tiêu PR: Stretching (Vươn tầm), Measurable (Định lượng được), Achievable (Khả thi- có khả năng đạt được), Realistic (Thực tế- bạn có đủ nguồn lực để thực hiện) và Timebound (Thời hạn).
(trích từ Sáng tạo chiến dịch PR)
--- www.websachviet.blogspot.com ---
Comments[ 0 ]
Post a Comment