Home » Chuyện Cảm Động Về Tình Yêu
Được đăng bởi
Unknown
|
March 26, 2015
Mẫu Đơn Xin Ly Hôn Cảm Động
Nghe tiếng chồng khép cửa, Linh trở người. Cả đêm cô có ngủ được chút nào đâu, nằm quay mặt vào trong, ráng kìm tiếng khóc. Tối qua, hai vợ chồng gây nhau, trong lúc nóng giận, Linh buột miệng: “Hay là mình ly hôn đi, chứ sống với nhau thế này thì mệt mỏi quá!”. Chồng không nói gì, im lặng một hồi rồi bật dậy: “Ừ, em muốn thế thì để anh viết đơn ly hôn cho”. Linh giật thót mình, nhưng nói gì bây giờ, lỡ rồi. Thôi, Linh cứ nằm yên, chồng viết mà Linh không ký thì có sao đâu.
Kia kìa, trên bàn trang điểm của Linh có tờ giấy đã gần kín trang chữ, đặt sẵn cây bút ở bên. Linh bỗng thấy trống ngực đập thùm thụp. Không lẽ anh đã quyết định rồi sao? Chỉ là Linh nóng quá lỡ lời, đúng ý anh quá sao mà anh làm vậy? Linh run run cầm tờ giấy lên đọc.
Cư ngụ tại: Ngôi nhà tràn ngập tình yêu và hoàn toàn không có ý định ly hôn.
Xin được hôn cô: Vợ đáng yêu. Sinh năm: 1983.
Cư ngụ tại: cũng ngôi nhà tràn ngập tình yêu ở trên và cũng chưa bao giờ có ý định ly hôn.
Nội dung xin hôn:
Do cuộc sống vợ chồng có điều không hòa hợp, dẫn đến cãi nhau khiến vợ chồng cả đêm không ngủ được, tôi viết đơn này xin được phép giải quyết nhu cầu rất chi bức bách là được hôn vợ tôi càng nhiều càng tốt, càng lâu càng tốt, trong chiều nay sau khi tôi đi làm về. Chỉ có việc hôn này mới giúp cho tình hình dễ thở hơn và tránh được chiến tranh lạnh. Kính mong tòa hỗ trợ giải quyết nhu cầu này cho tôi. Nếu không, tôi buộc phải đơn phương thực hiện, nhưng tôi tin chắc, cho dù bị phản kháng lúc đầu, tôi cũng được đối phương chấp thuận.
Về tài sản chung: Tài sản chung nhất của vợ chồng là tình yêu, tôi xin được giữ nguyên, không có nhu cầu chia chác. Để thực hiện việc hôn này, tôi xin tòa yêu cầu mỗi bên đóng góp tài sản riêng của mình là… cái miệng. Ai không thực hiện thì bên kia có quyền tự ý… tấn công.
Linh bật cười. Thì ra là… cứ tưởng là “mau don xin ly hon” thật :)) Vậy mà làm Linh hết hồn. Linh bỗng thấy sao mà chồng mình hài hước, đáng yêu đến thế. Linh vội lấy điện thoại nhắn tin cho anh: “Chút em đi chợ nấu toàn món chồng thích, trưa về ăn cơm nhé! Tòa đã đọc được đơn và sẽ đặc cách giải quyết sớm trong trưa nay luôn, hi hi”.*
Trắc nghiệm tâm lý trước khi nộp đơn xin ly hôn:
Bố mẹ ly hôn, con cái đau khổ. Sau đây là thông tin từ các chuyên gia tư vấn tâm lý, họ sẽ cho chúng ta biết đáp án của câu hỏi: “Chúng tôi có nên ly hôn hay không?”, đây cũng là thắc mắc mà họ thường xuyên nhận được từ nhiều cặp vợ chồng, cả trẻ lẫn già.
Khi hai người yêu thương nhau và quyết định gắn bó với nhau vĩnh viễn, họ phải trải qua bao suy nghĩ, đắn đo. Nếu cuối cùng cuộc sống chung ấy không mang đến cho họ hạnh phúc, thì họ cũng sẽ phải suy nghĩ rất lâu trước khi có quyết định cuối cùng: ly hôn.
Vào thời điểm căng thẳng ấy, đầu óc của nhiều người cứ rối tung cả lên, như họ thường thú nhận với chuyên gia tâm lý. Họ không biết điều gì là quan trọng và điều gì chỉ là tiểu tiết; Điều gì có thể bỏ qua được, điều gì là không.
Vậy thì bạn hãy cân nhắc và bình tĩnh trả lời chín câu hỏi sau trước khi quyết định:
1 – Trong cuộc sống gia đình, bạn có từng cảm thấy vui vẻ hạnh phúc bên nhau?
2 – Vì chính những giây phút hạnh phúc đã từng có, bạn có cảm thấy cần cố gắng cải thiện mối quan hệ của hai người?
3 – Bạn có người thân nào trong gia đình, bạn bè… sẵn sàng hỗ trợ và giúp bạn giải quyết vấn đề hay không?
4 – Anh ấy (hay cô ấy) có sẵn sàng cùng bạn thảo luận và tìm ra tiếng nói chung khi nảy sinh mâu thuẫn?
5 – Nếu không có người ấy thì cuộc sống tương lai của bạn sẽ tốt hơn hay tồi tệ hơn?
6 – Ngay cả hiện nay, khi bạn chưa tìm ra một giải pháp nào, bạn có cảm thấy vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn khi không có người ấy?
7 – Bạn có cảm thấy anh ấy (hay cô ấy) đang cần bạn giúp đỡ hay chia sẻ một vấn đề nào đó?
8 – Bạn có còn mong muốn được chia sẻ những vấn đề của riêng mình với anh ấy (hay cô ấy) hay không?
9 – Nếu phải cắt đứt quan hệ thì mặc cảm bỏ rơi người kia sẽ làm khổ bạn, còn nhiều hơn cả sự đau đớn mà bạn đang phải chịu đựng trong lúc này?
Với đại đa số câu hỏi, câu trả lời thành thực của bạn là “có” thì mối quan hệ của bạn vẫn còn có khả năng duy trì, miễn là bạn tìm ra được con đường để hai người cùng thấu hiểu và thông cảm cho nhau hơn.
Hi vọng bài viết ngắn này sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn cho chính mình và gia đình, xin chúc các bạn hạnh phúc!!!
Kia kìa, trên bàn trang điểm của Linh có tờ giấy đã gần kín trang chữ, đặt sẵn cây bút ở bên. Linh bỗng thấy trống ngực đập thùm thụp. Không lẽ anh đã quyết định rồi sao? Chỉ là Linh nóng quá lỡ lời, đúng ý anh quá sao mà anh làm vậy? Linh run run cầm tờ giấy lên đọc.
Đơn xin hôn
Kính gửi: Tòa án tại gia
Tôi tên là: Chồng dễ thương. Sinh năm: 1980.Cư ngụ tại: Ngôi nhà tràn ngập tình yêu và hoàn toàn không có ý định ly hôn.
Xin được hôn cô: Vợ đáng yêu. Sinh năm: 1983.
Cư ngụ tại: cũng ngôi nhà tràn ngập tình yêu ở trên và cũng chưa bao giờ có ý định ly hôn.
Nội dung xin hôn:
Do cuộc sống vợ chồng có điều không hòa hợp, dẫn đến cãi nhau khiến vợ chồng cả đêm không ngủ được, tôi viết đơn này xin được phép giải quyết nhu cầu rất chi bức bách là được hôn vợ tôi càng nhiều càng tốt, càng lâu càng tốt, trong chiều nay sau khi tôi đi làm về. Chỉ có việc hôn này mới giúp cho tình hình dễ thở hơn và tránh được chiến tranh lạnh. Kính mong tòa hỗ trợ giải quyết nhu cầu này cho tôi. Nếu không, tôi buộc phải đơn phương thực hiện, nhưng tôi tin chắc, cho dù bị phản kháng lúc đầu, tôi cũng được đối phương chấp thuận.
Về tài sản chung: Tài sản chung nhất của vợ chồng là tình yêu, tôi xin được giữ nguyên, không có nhu cầu chia chác. Để thực hiện việc hôn này, tôi xin tòa yêu cầu mỗi bên đóng góp tài sản riêng của mình là… cái miệng. Ai không thực hiện thì bên kia có quyền tự ý… tấn công.
Ngày… tháng… năm…
Chồng dễ thương (đã ký)
Linh bật cười. Thì ra là… cứ tưởng là “mau don xin ly hon” thật :)) Vậy mà làm Linh hết hồn. Linh bỗng thấy sao mà chồng mình hài hước, đáng yêu đến thế. Linh vội lấy điện thoại nhắn tin cho anh: “Chút em đi chợ nấu toàn món chồng thích, trưa về ăn cơm nhé! Tòa đã đọc được đơn và sẽ đặc cách giải quyết sớm trong trưa nay luôn, hi hi”.*
Trắc nghiệm tâm lý trước khi nộp đơn xin ly hôn:
Bố mẹ ly hôn, con cái đau khổ. Sau đây là thông tin từ các chuyên gia tư vấn tâm lý, họ sẽ cho chúng ta biết đáp án của câu hỏi: “Chúng tôi có nên ly hôn hay không?”, đây cũng là thắc mắc mà họ thường xuyên nhận được từ nhiều cặp vợ chồng, cả trẻ lẫn già.
Khi hai người yêu thương nhau và quyết định gắn bó với nhau vĩnh viễn, họ phải trải qua bao suy nghĩ, đắn đo. Nếu cuối cùng cuộc sống chung ấy không mang đến cho họ hạnh phúc, thì họ cũng sẽ phải suy nghĩ rất lâu trước khi có quyết định cuối cùng: ly hôn.
Vào thời điểm căng thẳng ấy, đầu óc của nhiều người cứ rối tung cả lên, như họ thường thú nhận với chuyên gia tâm lý. Họ không biết điều gì là quan trọng và điều gì chỉ là tiểu tiết; Điều gì có thể bỏ qua được, điều gì là không.
Vậy thì bạn hãy cân nhắc và bình tĩnh trả lời chín câu hỏi sau trước khi quyết định:
1 – Trong cuộc sống gia đình, bạn có từng cảm thấy vui vẻ hạnh phúc bên nhau?
2 – Vì chính những giây phút hạnh phúc đã từng có, bạn có cảm thấy cần cố gắng cải thiện mối quan hệ của hai người?
3 – Bạn có người thân nào trong gia đình, bạn bè… sẵn sàng hỗ trợ và giúp bạn giải quyết vấn đề hay không?
4 – Anh ấy (hay cô ấy) có sẵn sàng cùng bạn thảo luận và tìm ra tiếng nói chung khi nảy sinh mâu thuẫn?
5 – Nếu không có người ấy thì cuộc sống tương lai của bạn sẽ tốt hơn hay tồi tệ hơn?
6 – Ngay cả hiện nay, khi bạn chưa tìm ra một giải pháp nào, bạn có cảm thấy vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn khi không có người ấy?
7 – Bạn có cảm thấy anh ấy (hay cô ấy) đang cần bạn giúp đỡ hay chia sẻ một vấn đề nào đó?
8 – Bạn có còn mong muốn được chia sẻ những vấn đề của riêng mình với anh ấy (hay cô ấy) hay không?
9 – Nếu phải cắt đứt quan hệ thì mặc cảm bỏ rơi người kia sẽ làm khổ bạn, còn nhiều hơn cả sự đau đớn mà bạn đang phải chịu đựng trong lúc này?
Với đại đa số câu hỏi, câu trả lời thành thực của bạn là “có” thì mối quan hệ của bạn vẫn còn có khả năng duy trì, miễn là bạn tìm ra được con đường để hai người cùng thấu hiểu và thông cảm cho nhau hơn.
Hi vọng bài viết ngắn này sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn cho chính mình và gia đình, xin chúc các bạn hạnh phúc!!!
--- www.websachviet.blogspot.com ---
Comments[ 0 ]
Post a Comment