Home » Suy Ngẫm và Trãi Nghiệm
Được đăng bởi
Unknown
|
April 12, 2015
Chỉ Có Đào Tạo Mới Thực Sự Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội
Mùa tuyển sinh mới đang khởi động với quan điểm về giáo dục và đào tạo vẫn như cũ, trong khi một hệ thống giáo dục đại học nghiêm túc, đáp ứng tốt yêu cầu cả về quy mô và chất lượng trên cơ sở những tư duy đổi mới là điều kiện có tính chất quyết định để nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn xã hội mà nước ta đang rất cần. Khâu có vấn đề đáng quan tâm nhất là đào tạo tại chức.
Trước nhu cầu học để nâng cao trình độ trong xã hội gia tăng không ngừng, hàng loạt chương trình đào tạo tại chức ra đời, cả thực thụ và trá hình. Tình hình trên gây ra không ít vấn đề bức xúc trong xã hội về hệ đào tạo này. Từ trước đã có nhiều doanh nghiệp từ chối tuyển người có bằng đại học tại chức, nhưng đỉnh điểm của vấn đề chỉ nổ ra khi thành phố Đà Nẳng cũng công khai theo quan điểm đó. Thời gian qua có nhiều ý kiến tranh luận trái nhau về quyết định trên, do xuất phát từ những gốc nhìn khác nhau. Một khi không xuất phát từ quan điểm trách nhiệm xã hội của hệ thống đào tạo và không chịu nhìn thẳng vào sự thật thì không thể xác định đúng bản chất của vấn đề, để có giải pháp thích hợp.
Chất lượng thấp kém của hệ đào tạo tại chức ở nước ta nói chung là một thực tế quá rõ ràng. Ngay cả những người mạnh miệng nhất bênh vực cho cái bằng tại chức, chủ yếu cũng chỉ nhấn mạnh vai trò chung chung của hệ đào tạo tại chức trên lý thuyết mà bỏ qua yếu tố chất lượng và cả hiện tượng trá hình, vốn là cốt lõi của vấn đề, riêng ở nước ta chứ không phải bản chất của hệ đào tạo này trên thế giới. Vì vậy vấn đề không thể giải quyết được chỉ bằng cách đơn giản bỏ hai chữ “tại chức” trên văn bằng như một số ý kiến đề nghị. Giá trị của bằng cấp phụ thuộc vào chất lượng đào tạo chứ nào phải ở hình thức của tấm bằng.
Đòi hỏi mọi bằng cấp đều có giá trị như nhau là một ý tưởng phi thực tế ở bất cứ đâu trên thế giới. Giá trị bằng cấp của những trường đại học khác nhau trên thực tế không như nhau, dù là phôi bằng do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp thống nhất. Ngay tại một trường, nhưng giá trị bằng cấp của những người có thành tích học tập khác nhau cũng khác nhau. Chắc rằng không có nhà tuyển dụng nghiêm túc nào lại cho rằng bằng cấp các hệ đào tạo đều có giá trị như nhau, cho dù không ít cơ sở đào tạo vẫn lập luận hùng hồn là các hệ đào tạo đều theo cùng một chương trình, cùng hệ thống kiểm tra, với cùng đội ngũ các thầy cô dạy. Chỉ có điều là họ lờ đi chuyện dạy và học khác nhau. Việc năng lực và hiệu quả làm việc của sinh viên ra trường không hoàn toàn phụ thuộc vào tấm bằng là chuyện khác, vì nó phụ thuộc vào sự nổ lực và phẩm chất của từng cá nhân khi bước vào đời, không nằm trong chủ đề của bài viết này.
Đúng ra đào tạo tại chức là dạng hình đào tạo những người vừa làm vừa học đã tồn tại từ lâu trên thế giới và có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các nước, nhất là trong xu hướng đại chúng hóa giáo duc đại học hiện nay. Thời gian qua phần lớn hệ tại chức ở nước ta lại là dạng đào tạo tập trung trá hình cho những người không đủ điều kiện vào đại học chính quy. Vì vậy, dùng tên “hệ đào tạo không chính quy (ĐTKCQ)” sẽ thích hợp hơn.
Giảng viên các trường đại học phải đảm trách thêm các lớp ĐTKCQ, có khi cách xa hàng trăm cây số, nên không lạ gì mỗi lần đi dạy, phải cố dạy thật nhiều trong vài ngày. Thường sinh viên phải học liên tục một môn 8 tiết/ngày, có khi hơn. Với cách dạy dồn như vậy, cho dù là kể chuyện cổ tích cũng không ai tiếp thu nổi, nói gì các môn toán, lý, hóa, tin học, ngoại ngữ hay bất cứ môn học nào khác. Vậy làm sao các loại bằng đại học đều có giá trị như nhau đây?
Chất lượng thấp của ĐTKCQ là điều dễ hiểu, vì mọi yếu tố đảm bảo chất lượng đều có vấn đề. Trước tiên là cách dạy và học, môi trường giáo dục và cả cơ sở vật chất còn cách rất xa so với quy định, mặc dù còn khá thấp ở nước ta. Thêm vào đó là tình trạng đội ngũ giảng viên đại học vốn đã yếu và thiếu nhiều, ngay cả đối vối yêu cầu đào tạo chính quy, do quy mô đào tạo tăng lên quá nhanh, phải gánh thêm trùng trùng sinh viên hệ ĐTKCQ, nên càng thêm hụt hẫng. Mở rộng không hợp lý hệ ĐTKCQ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút chất lượng của cả hệ thống đào tạo đại học. Việc mở ồ ạt quy mô đào tạo cả chính quy và không chính quy, nhưng buông lỏng quản lý chất lượng, cũng như kéo dài quá lâu tình trạng nói trên phải chăng là biểu hiện sự cam tâm chấp nhận chất lượng đào tạo thấp trong tư tưởng chỉ đạo, núp dưới danh nghĩa đáp ứng nhu cầu xã hội? Hậu quả thì người học và xã hội gánh chịu, với một khoản đầu tư lớn kém hiệu quả, do chất lương đào tạo không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trên bước đường hội nhập với thế giới. Tuy vậy, ĐTKCQ như thời gian qua lại là “cứu cánh” về mặt tài chính đối với nhiều cơ sở đào tạo và giảng viên, nên không dễ gì thay đổi.
Để tìm giải pháp cho vấn đề này, không cách nào khác là phải nhìn thẳng vào sự thật. Không ai phản đối đào tạo tại chức cho người đang đi làm, nhưng phải trên quan điểm “Dạy ra dạy, học ra học”. Ngày càng có nhiều hình thức dạy và học với sự hỗ trợ của công nghệ được áp dụng ở các nước để đảm bảo chất lượng ĐTKCQ, do phát huy được tính linh hoạt và tận dụng được nguồn giảng viên có chất lượng cao. Nhờ vậy hệ thống đào tạo từ xa, kể cả xuyên quốc gia, phát triển nhanh, nhất là các dạng hình đào tạo ứng dụng các phương tiện điện tử (e-learning), nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Điều đó đã được chứng minh qua nhiều thực nghiệm ở các nước. Vì vậy, nên chăng dạng hình ĐTKCQ sớm đoạn tuyệt với cách dạy và học rất phi sư phạm như đã đề cập ở trên, dù có được ngụy biện bằng bất cứ lý do nào?
Trường Đại học Cần Thơ từng thí điểm tách ngẫu nhiên một lớp sinh viên học toán thành hai nhóm, một nhóm thầy dạy trực tiếp, còn nhóm thứ hai học qua đĩa DVD ghi lại bài giảng cũng của thầy đó. Điều bất ngờ là nhóm học qua DVD đạt kết quả cao hơn hẳng nhóm học trực tiếp với thầy. Có thể lý giải điều đó là nhóm sinh viên học với DVD có nhiều cơ hội tìm hiểu kỹ lại bài giảng vào thời gian thuận tiện. Thiết nghĩ hình thức này hoàn toàn có thể áp dụng cho ĐTKCQ.
Thay vì cử giảng viên, phần lớn là trẻ, đi dạy như thường thấy, thì phân công những giảng viên có trình độ và phương pháp sư phạm tốt nhất chuẩn bị bài giảng qua DVD. Ưu thế của viêc sử dụng DVD là:
1- Có thể đưa vào bài giảng những hình ảnh động từ đồ thị, biểu đồ đến nguyên lý vận hành của máy, quy trình sản xuất, quá trình phản ứng hóa học, các thao tác kỹ thuật, sự phân chia tế bào, hình ảnh các địa tầng, địa mạo, các địa danh lịch sử v.v…;
2- Có thể chọn những giảng viên giỏi nhất để chuẩn bị bài giảng ;
3- Việc cập nhật những kiến thức mới vào bài giảng DVD thuận lợi hơn nhiều là chờ in lại giáo trình;
4-Học viên có thể bố trí thời gian học phù hợp với điều kiện của mình;
5- Trong trường hợp ĐTKCQ nói trên, nếu sử dụng DVD, thầy không phải “chạy sô” từ nơi này đến nơi khác để trực tiếp đứng lớp. Thầy chỉ cần gặp trực tiếp sinh viên để giới thiệu môn học buổi đầu và tổ chức phụ đạo vào cuối môn học. Cũng có thể tổ chức cho sinh viên thảo luận nhóm qua mạng dưới sự giám sát của thầy;
6- Sinh viên có thể học tập trung tại lớp theo thời khóa biểu thích hợp, dưới sự giám sát của một trợ giảng là giảng viên trẻ hoặc sinh viên lớp trên. Trong quá trình học, sinh viên có thể liên hệ với thầy qua thư điện tử (e-mail) để hỏi thêm về những điều còn chưa hiểu;
7- Các DVD này cũng có thể là tài liệu tham khảo rất bổ ích cho sinh viên chính quy hay những người muốn tìm hiểu thêm về một lĩnh vực nào đấy;
8- Chất lượng đào tạo đảm bảo hơn, nhưng chi phí thấp hơn, linh động về thời gian đối với cả thầy và trò so với cách đào tạo từ xa qua truyền hình hay tài liệu in;
9- Thu nhập của trường và thầy cô chẳng những không bị ảnh hưởng, nếu có cách làm thích hợp, mà có thể còn tăng, nếu nhờ cách làm nầy mà có thể mở rộng hơn quy mô đào tạo.
Thiết bị và công nghệ sản xuất các bài giảng DVD như vậy hoàn toàn nằm trong tầm tay của các trường đại học. Giá thành sản xuất một DVD rẻ hơn nhiều so với in giáo trình, cũng là một thuận lợi đáng kể cho người học. Cái khó nhất trong vấn đề này là thay đổi nhận thức của lãnh đạo các cấp về trách nhiệm xã hội đối với hệ thống ĐTKCQ để cùng quyết tâm chung sức giải bài toán về chất lượng đào tạo. Tuy chuẩn bị một bài giảng hoàn chỉnh trên DVD tốn rất nhiều công sức và thời gian, nhưng việc thuyết phục các nhà giáo tâm huyết với nghề cùng tham gia không phải là chuyện khó, nếu có chính sách đầu tư thỏa đáng về thời gian và quyền lợi cho họ. Các bộ DVD hoàn chỉnh cũng là yếu tố thuận lợi để phát triển rộng hơn hệ đào tạo từ xa đáp ứng tốt nhu cầu học của những người không có điều kiện học tập trung. Một điều quan trong khác là khi các thầy cô giảm được áp lực phải “chạy sô” dạy ngoài trường, có thể dồn nhiều thời gian, tâm trí hơn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo chính quy.
Cái khó nhất trong vấn đề này là phải vượt lên chính mình để thay đổi cách nghĩ, cách làm, góp phần chấm dứt “ưu thế nguồn nhân lực giá rẻ” vì chất lượng thấp, chỉ thích hợp với những ngành thâm dụng lao động với giá tri gia tăng thấp . Tuy nhiên nếu đặt vấn đề trách nhiệm xã hội lên hàng đầu thì không khó khăn nào có thể cản bước các trường đại học và các nhà giáo tâm huyết.
Trần Thượng Tuấn
Chất lượng thấp kém của hệ đào tạo tại chức ở nước ta nói chung là một thực tế quá rõ ràng. Ngay cả những người mạnh miệng nhất bênh vực cho cái bằng tại chức, chủ yếu cũng chỉ nhấn mạnh vai trò chung chung của hệ đào tạo tại chức trên lý thuyết mà bỏ qua yếu tố chất lượng và cả hiện tượng trá hình, vốn là cốt lõi của vấn đề, riêng ở nước ta chứ không phải bản chất của hệ đào tạo này trên thế giới. Vì vậy vấn đề không thể giải quyết được chỉ bằng cách đơn giản bỏ hai chữ “tại chức” trên văn bằng như một số ý kiến đề nghị. Giá trị của bằng cấp phụ thuộc vào chất lượng đào tạo chứ nào phải ở hình thức của tấm bằng.
Đòi hỏi mọi bằng cấp đều có giá trị như nhau là một ý tưởng phi thực tế ở bất cứ đâu trên thế giới. Giá trị bằng cấp của những trường đại học khác nhau trên thực tế không như nhau, dù là phôi bằng do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp thống nhất. Ngay tại một trường, nhưng giá trị bằng cấp của những người có thành tích học tập khác nhau cũng khác nhau. Chắc rằng không có nhà tuyển dụng nghiêm túc nào lại cho rằng bằng cấp các hệ đào tạo đều có giá trị như nhau, cho dù không ít cơ sở đào tạo vẫn lập luận hùng hồn là các hệ đào tạo đều theo cùng một chương trình, cùng hệ thống kiểm tra, với cùng đội ngũ các thầy cô dạy. Chỉ có điều là họ lờ đi chuyện dạy và học khác nhau. Việc năng lực và hiệu quả làm việc của sinh viên ra trường không hoàn toàn phụ thuộc vào tấm bằng là chuyện khác, vì nó phụ thuộc vào sự nổ lực và phẩm chất của từng cá nhân khi bước vào đời, không nằm trong chủ đề của bài viết này.
Đúng ra đào tạo tại chức là dạng hình đào tạo những người vừa làm vừa học đã tồn tại từ lâu trên thế giới và có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các nước, nhất là trong xu hướng đại chúng hóa giáo duc đại học hiện nay. Thời gian qua phần lớn hệ tại chức ở nước ta lại là dạng đào tạo tập trung trá hình cho những người không đủ điều kiện vào đại học chính quy. Vì vậy, dùng tên “hệ đào tạo không chính quy (ĐTKCQ)” sẽ thích hợp hơn.
Giảng viên các trường đại học phải đảm trách thêm các lớp ĐTKCQ, có khi cách xa hàng trăm cây số, nên không lạ gì mỗi lần đi dạy, phải cố dạy thật nhiều trong vài ngày. Thường sinh viên phải học liên tục một môn 8 tiết/ngày, có khi hơn. Với cách dạy dồn như vậy, cho dù là kể chuyện cổ tích cũng không ai tiếp thu nổi, nói gì các môn toán, lý, hóa, tin học, ngoại ngữ hay bất cứ môn học nào khác. Vậy làm sao các loại bằng đại học đều có giá trị như nhau đây?
Chất lượng thấp của ĐTKCQ là điều dễ hiểu, vì mọi yếu tố đảm bảo chất lượng đều có vấn đề. Trước tiên là cách dạy và học, môi trường giáo dục và cả cơ sở vật chất còn cách rất xa so với quy định, mặc dù còn khá thấp ở nước ta. Thêm vào đó là tình trạng đội ngũ giảng viên đại học vốn đã yếu và thiếu nhiều, ngay cả đối vối yêu cầu đào tạo chính quy, do quy mô đào tạo tăng lên quá nhanh, phải gánh thêm trùng trùng sinh viên hệ ĐTKCQ, nên càng thêm hụt hẫng. Mở rộng không hợp lý hệ ĐTKCQ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút chất lượng của cả hệ thống đào tạo đại học. Việc mở ồ ạt quy mô đào tạo cả chính quy và không chính quy, nhưng buông lỏng quản lý chất lượng, cũng như kéo dài quá lâu tình trạng nói trên phải chăng là biểu hiện sự cam tâm chấp nhận chất lượng đào tạo thấp trong tư tưởng chỉ đạo, núp dưới danh nghĩa đáp ứng nhu cầu xã hội? Hậu quả thì người học và xã hội gánh chịu, với một khoản đầu tư lớn kém hiệu quả, do chất lương đào tạo không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trên bước đường hội nhập với thế giới. Tuy vậy, ĐTKCQ như thời gian qua lại là “cứu cánh” về mặt tài chính đối với nhiều cơ sở đào tạo và giảng viên, nên không dễ gì thay đổi.
Để tìm giải pháp cho vấn đề này, không cách nào khác là phải nhìn thẳng vào sự thật. Không ai phản đối đào tạo tại chức cho người đang đi làm, nhưng phải trên quan điểm “Dạy ra dạy, học ra học”. Ngày càng có nhiều hình thức dạy và học với sự hỗ trợ của công nghệ được áp dụng ở các nước để đảm bảo chất lượng ĐTKCQ, do phát huy được tính linh hoạt và tận dụng được nguồn giảng viên có chất lượng cao. Nhờ vậy hệ thống đào tạo từ xa, kể cả xuyên quốc gia, phát triển nhanh, nhất là các dạng hình đào tạo ứng dụng các phương tiện điện tử (e-learning), nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Điều đó đã được chứng minh qua nhiều thực nghiệm ở các nước. Vì vậy, nên chăng dạng hình ĐTKCQ sớm đoạn tuyệt với cách dạy và học rất phi sư phạm như đã đề cập ở trên, dù có được ngụy biện bằng bất cứ lý do nào?
Trường Đại học Cần Thơ từng thí điểm tách ngẫu nhiên một lớp sinh viên học toán thành hai nhóm, một nhóm thầy dạy trực tiếp, còn nhóm thứ hai học qua đĩa DVD ghi lại bài giảng cũng của thầy đó. Điều bất ngờ là nhóm học qua DVD đạt kết quả cao hơn hẳng nhóm học trực tiếp với thầy. Có thể lý giải điều đó là nhóm sinh viên học với DVD có nhiều cơ hội tìm hiểu kỹ lại bài giảng vào thời gian thuận tiện. Thiết nghĩ hình thức này hoàn toàn có thể áp dụng cho ĐTKCQ.
Thay vì cử giảng viên, phần lớn là trẻ, đi dạy như thường thấy, thì phân công những giảng viên có trình độ và phương pháp sư phạm tốt nhất chuẩn bị bài giảng qua DVD. Ưu thế của viêc sử dụng DVD là:
1- Có thể đưa vào bài giảng những hình ảnh động từ đồ thị, biểu đồ đến nguyên lý vận hành của máy, quy trình sản xuất, quá trình phản ứng hóa học, các thao tác kỹ thuật, sự phân chia tế bào, hình ảnh các địa tầng, địa mạo, các địa danh lịch sử v.v…;
2- Có thể chọn những giảng viên giỏi nhất để chuẩn bị bài giảng ;
3- Việc cập nhật những kiến thức mới vào bài giảng DVD thuận lợi hơn nhiều là chờ in lại giáo trình;
4-Học viên có thể bố trí thời gian học phù hợp với điều kiện của mình;
5- Trong trường hợp ĐTKCQ nói trên, nếu sử dụng DVD, thầy không phải “chạy sô” từ nơi này đến nơi khác để trực tiếp đứng lớp. Thầy chỉ cần gặp trực tiếp sinh viên để giới thiệu môn học buổi đầu và tổ chức phụ đạo vào cuối môn học. Cũng có thể tổ chức cho sinh viên thảo luận nhóm qua mạng dưới sự giám sát của thầy;
6- Sinh viên có thể học tập trung tại lớp theo thời khóa biểu thích hợp, dưới sự giám sát của một trợ giảng là giảng viên trẻ hoặc sinh viên lớp trên. Trong quá trình học, sinh viên có thể liên hệ với thầy qua thư điện tử (e-mail) để hỏi thêm về những điều còn chưa hiểu;
7- Các DVD này cũng có thể là tài liệu tham khảo rất bổ ích cho sinh viên chính quy hay những người muốn tìm hiểu thêm về một lĩnh vực nào đấy;
8- Chất lượng đào tạo đảm bảo hơn, nhưng chi phí thấp hơn, linh động về thời gian đối với cả thầy và trò so với cách đào tạo từ xa qua truyền hình hay tài liệu in;
9- Thu nhập của trường và thầy cô chẳng những không bị ảnh hưởng, nếu có cách làm thích hợp, mà có thể còn tăng, nếu nhờ cách làm nầy mà có thể mở rộng hơn quy mô đào tạo.
Thiết bị và công nghệ sản xuất các bài giảng DVD như vậy hoàn toàn nằm trong tầm tay của các trường đại học. Giá thành sản xuất một DVD rẻ hơn nhiều so với in giáo trình, cũng là một thuận lợi đáng kể cho người học. Cái khó nhất trong vấn đề này là thay đổi nhận thức của lãnh đạo các cấp về trách nhiệm xã hội đối với hệ thống ĐTKCQ để cùng quyết tâm chung sức giải bài toán về chất lượng đào tạo. Tuy chuẩn bị một bài giảng hoàn chỉnh trên DVD tốn rất nhiều công sức và thời gian, nhưng việc thuyết phục các nhà giáo tâm huyết với nghề cùng tham gia không phải là chuyện khó, nếu có chính sách đầu tư thỏa đáng về thời gian và quyền lợi cho họ. Các bộ DVD hoàn chỉnh cũng là yếu tố thuận lợi để phát triển rộng hơn hệ đào tạo từ xa đáp ứng tốt nhu cầu học của những người không có điều kiện học tập trung. Một điều quan trong khác là khi các thầy cô giảm được áp lực phải “chạy sô” dạy ngoài trường, có thể dồn nhiều thời gian, tâm trí hơn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo chính quy.
Cái khó nhất trong vấn đề này là phải vượt lên chính mình để thay đổi cách nghĩ, cách làm, góp phần chấm dứt “ưu thế nguồn nhân lực giá rẻ” vì chất lượng thấp, chỉ thích hợp với những ngành thâm dụng lao động với giá tri gia tăng thấp . Tuy nhiên nếu đặt vấn đề trách nhiệm xã hội lên hàng đầu thì không khó khăn nào có thể cản bước các trường đại học và các nhà giáo tâm huyết.
Trần Thượng Tuấn
--- www.websachviet.blogspot.com ---
Comments[ 0 ]
Post a Comment