Home » Suy Ngẫm và Trãi Nghiệm
Được đăng bởi
Unknown
|
April 22, 2015
Trường Đại Học Xanh, Ý Tưởng Hợp Thời Đại
Phát triển bền vững và ý tưởng trường Đại học xanh
Nhân loại đang phải trả giá cho những tác động vì những lợi ích ngắn hạn trước mắt, dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá, sự gia tăng nhanh chóng lượng khí thải nhà kính, cùng sự tích tụ rác thải độc hại, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự suy giảm đa dạng sinh học, sự hủy hoại môi trường, sự gia tăng các nguồn dịch bệnh… gây tác hại trực tiếp tới sức khỏe, chất lượng sống, an ninh, sự cân bằng trong xã hội. Tình hình trên đặt ra yêu cầu phát triển bền vững ngày càng trở nên cấp thiết trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ từ cơ sở đến quốc gia.
Hiễm họa nói trên chỉ có thể được ngăn chặn bởi những bộ óc ý thức được đầy đủ trách nhiệm với cộng đồng, có kiến thức và kỹ năng làm việc thấm nhuần ý thức phát triển bền vững. Điều đó dẫn đến đòi hỏi phải cấp bách đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nói trên ở mọi quốc gia.
Năm 1990, 22 nhà lãnh đạo các trường đại học uy tín trên thế giới đã họp mặt tại Pháp và ra Tuyên bố Talloires về sứ mạng cụ thể của giáo dục đại học đối với sự phát triển bền vững. Ba năm sau, Tuyên bố Hội nghị Kyoto của Hiệp hội Quốc tế các Trường Đại học một lần nữa “khuyến khích những quy định và thực thi theo hướng bền vững thích hợp hơn ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế, nhất quán với sứ mệnh của mỗi trường”. Từ đó liên tiếp nhiều Hiệp hội các Trường Đại học Phát triển Bền vững đã ra đời trên thế giới và ngày càng thu hút nhiều trường tham gia.
Cụm từ “phát triển bền vững” tuy cũng đã được nhắc đến khá thường ở nước ta, nhưng hầu như còn chưa thâm nhập bao nhiêu vào nội dung các chương trình đào tạo đại học. Trước tình hình đó, những vấn đề cấp thiết đặt ra cho nền giáo dục đại học vốn còn nhiều khiếm khuyết của nước ta là: Tái định hướng triết lý đào tạo, chương trình và phương pháp dạy và học sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, phát huy tốt năng lực từng sinh viên; kết nối hoạt động của trường với xã hội, mạng lưới toàn cầu; và phát triển năng lực hợp tác trong trường để đạt mục tiêu chung.
Từ lâu “xanh” đã được xem là biểu tượng của phát triển bền vững. Hội thảo “Điều gì tạo nên một “trường đại học xanh” ở Việt Nam” nhằm đào tạo con người đối phó với thách thức này. Hội thảo đã phát họa lên những thành tố chủ yếu của một trường đại học “xanh”, từ cơ sở vật chất, đến chương trình đào tạo, quản lý, mối quan hệ với công đồng và xã hội. Các yếu tố trên đều có tác động trực tiếp đến phương thức hoạt động của trường, đến ý thức của sinh viên và đội ngũ giảng viên, nhân viên, cuối cùng là chất lượng đào tạo của trường và sự đóng góp cho xã hội.
Cơ sở vật chất xanh
Về cơ sở vật chất, trường đại học vì sự phát triển bền vững cần có một khuôn viên xanh, sạch với các công trình được xây dựng theo nguyên lý “kiến trúc xanh”, tận dụng hiệu quả năng lượng ánh sáng mặt trời, gió, nước mưa và ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Một số kiến trúc sư nước ngoài đã giới thiệu những mô hình “kiến trúc xanh”, với giá thành xây dựng không quá cao so với bình thường, đã được triển khai và đoạt giải thưởng ở nhiều nước.
Cơ hội sử dụng nguồn năng lượng sạch ngày càng trở nên hiện thực hơn, khi các thiết bị chuyển nguồn năng lượng mặt trời và gió thành điện năng, nhiệt năng ngày càng có hiệu suất cao hơn với giá thành thấp hơn. Mặt khác, sự ra đời của các loại đèn chiếu sáng, như đèn Led, đã cho phép tiết kiệm rất nhiều điện năng. Các phương pháp xử lý môi trường, tái sinh chất thải ngày càng được hoàn thiện. Phần lớn các trường đại học đã có ở nước ta, do sự hạn chế về không gian, không dễ đáp ứng được đầy đủ yêu cầu “xanh” về cơ sở vật chất, tuy nhiên việc thực thi từng bước các yêu cầu khác là việc không ngoài tầm tay. Đối với các trường xây mới, thì phương hướng nói trên thực sự là cơ hội để đi tắt đón đầu về mặt cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Chương trình đào tạo xanh
Tính bảo thủ về chương trình đào tạo đại học đã kéo dài trong nhiều thập niên qua ở nước ta đang bị tác động mạnh mẽ bởi những chương trình cải tiến của các trường, đặc biệt bởi sự hợp tác đào tạo chất lượng cao với các trường đại học uy tín nước ngoài và sự ra đời của một số trường đại học quốc tế. Điều cần thiết ở đây là bổ sung sao cho quan điểm về phát triển bền vững trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các môn học, các hình thức hoạt động, sinh hoạt trong suốt quá trình đào tạo, sao cho ý thức phát triển bền vững luôn đồng hành trên bước đường sống và làm việc của sinh viên khi ra trường.
Triết lý đào tạo phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững, “xanh hóa” nội dung đào tạo hướng đến sự cân bằng các khía cạnh vật chất, xã hội, kinh tế, định chế và sinh thái, với cách tiếp cận liên ngành, đáp ứng yêu cầu địa phương với tầm nhìn thế giới. Cân bằng các môn khoa học xã hội và nhân văn với kiến thức về thiên nhiên, cùng các kỹ năng sống và làm việc, nhất là năng lực tự học, đáp ứng yêu cầu cả “dạy chữ và dạy làm người”. Đồng thời chương trình đào tạo cũng phải chú trọng xây dựng ý thức trách nhiệm về mối quan hệ xã hội để tăng cường tính bền vững của trường lẫn cộng đồng qua hoạt động tương tác trong học tập, phục vụ và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên.
Xanh trong mối quan hệ giữa con người và cộng đồng
Để đạt yêu cầu về đào tạo nói trên, việc điều hành và quản lý của trường cũng phải trên quan điểm phát triển bền vững. Đó là phong cách làm việc, giao tiếp, sinh hoạt thấm đậm ý thức văn hóa “xanh”, dân chủ, khuyến khích tinh thần năng động sáng tạo. Áp dụng cách quản lý mềm dẽo, đúng theo tinh thần của phương châm “Lấy sinh viên làm trung tâm”, giúp sinh viên hoàn thiện quá trình học theo năng lực và nguyện vọng cá nhân; tạo điều kiện cho sinh viên phát triển năng lực hợp tác làm việc trong nhóm đa ngành, đa văn hóa. Liên kết đào tạo với các trường trong và ngoài nước, các viện và doanh nghiệp. Mời các nhà khoa học đầu ngành, các nhà chính trị, các nhà hoạt động xã hội và doanh nhân giao lưu với cán bộ và sinh viên.
Nhìn chung, một trường đại học “xanh” là trường đại học tiêu biểu của thế kỷ XXI, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội trước những đòi hỏi, cơ hội và thách thức về phát triển bền vững của đất nước, trên một thế giới không ngừng biến đổi. Điều đó đòi hỏi những thay đổi trong quan điểm, phương pháp dạy và học, cũng như cách ứng xử, lối sống của các thành viên trong trường.
Hy vọng ý tưởng đó sẽ sớm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thích đáng của các cấp chính quyền để dự án có thể sớm triển khai, khởi đầu xu hướng hình thành nên các trường đại học “xanh” đầu tiên của Việt Nam.
Trần Thượng Tuấn
Nhân loại đang phải trả giá cho những tác động vì những lợi ích ngắn hạn trước mắt, dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá, sự gia tăng nhanh chóng lượng khí thải nhà kính, cùng sự tích tụ rác thải độc hại, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự suy giảm đa dạng sinh học, sự hủy hoại môi trường, sự gia tăng các nguồn dịch bệnh… gây tác hại trực tiếp tới sức khỏe, chất lượng sống, an ninh, sự cân bằng trong xã hội. Tình hình trên đặt ra yêu cầu phát triển bền vững ngày càng trở nên cấp thiết trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ từ cơ sở đến quốc gia.
Năm 1990, 22 nhà lãnh đạo các trường đại học uy tín trên thế giới đã họp mặt tại Pháp và ra Tuyên bố Talloires về sứ mạng cụ thể của giáo dục đại học đối với sự phát triển bền vững. Ba năm sau, Tuyên bố Hội nghị Kyoto của Hiệp hội Quốc tế các Trường Đại học một lần nữa “khuyến khích những quy định và thực thi theo hướng bền vững thích hợp hơn ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế, nhất quán với sứ mệnh của mỗi trường”. Từ đó liên tiếp nhiều Hiệp hội các Trường Đại học Phát triển Bền vững đã ra đời trên thế giới và ngày càng thu hút nhiều trường tham gia.
Cụm từ “phát triển bền vững” tuy cũng đã được nhắc đến khá thường ở nước ta, nhưng hầu như còn chưa thâm nhập bao nhiêu vào nội dung các chương trình đào tạo đại học. Trước tình hình đó, những vấn đề cấp thiết đặt ra cho nền giáo dục đại học vốn còn nhiều khiếm khuyết của nước ta là: Tái định hướng triết lý đào tạo, chương trình và phương pháp dạy và học sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, phát huy tốt năng lực từng sinh viên; kết nối hoạt động của trường với xã hội, mạng lưới toàn cầu; và phát triển năng lực hợp tác trong trường để đạt mục tiêu chung.
Từ lâu “xanh” đã được xem là biểu tượng của phát triển bền vững. Hội thảo “Điều gì tạo nên một “trường đại học xanh” ở Việt Nam” nhằm đào tạo con người đối phó với thách thức này. Hội thảo đã phát họa lên những thành tố chủ yếu của một trường đại học “xanh”, từ cơ sở vật chất, đến chương trình đào tạo, quản lý, mối quan hệ với công đồng và xã hội. Các yếu tố trên đều có tác động trực tiếp đến phương thức hoạt động của trường, đến ý thức của sinh viên và đội ngũ giảng viên, nhân viên, cuối cùng là chất lượng đào tạo của trường và sự đóng góp cho xã hội.
Cơ sở vật chất xanh
Về cơ sở vật chất, trường đại học vì sự phát triển bền vững cần có một khuôn viên xanh, sạch với các công trình được xây dựng theo nguyên lý “kiến trúc xanh”, tận dụng hiệu quả năng lượng ánh sáng mặt trời, gió, nước mưa và ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Một số kiến trúc sư nước ngoài đã giới thiệu những mô hình “kiến trúc xanh”, với giá thành xây dựng không quá cao so với bình thường, đã được triển khai và đoạt giải thưởng ở nhiều nước.
Cơ hội sử dụng nguồn năng lượng sạch ngày càng trở nên hiện thực hơn, khi các thiết bị chuyển nguồn năng lượng mặt trời và gió thành điện năng, nhiệt năng ngày càng có hiệu suất cao hơn với giá thành thấp hơn. Mặt khác, sự ra đời của các loại đèn chiếu sáng, như đèn Led, đã cho phép tiết kiệm rất nhiều điện năng. Các phương pháp xử lý môi trường, tái sinh chất thải ngày càng được hoàn thiện. Phần lớn các trường đại học đã có ở nước ta, do sự hạn chế về không gian, không dễ đáp ứng được đầy đủ yêu cầu “xanh” về cơ sở vật chất, tuy nhiên việc thực thi từng bước các yêu cầu khác là việc không ngoài tầm tay. Đối với các trường xây mới, thì phương hướng nói trên thực sự là cơ hội để đi tắt đón đầu về mặt cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Chương trình đào tạo xanh
Tính bảo thủ về chương trình đào tạo đại học đã kéo dài trong nhiều thập niên qua ở nước ta đang bị tác động mạnh mẽ bởi những chương trình cải tiến của các trường, đặc biệt bởi sự hợp tác đào tạo chất lượng cao với các trường đại học uy tín nước ngoài và sự ra đời của một số trường đại học quốc tế. Điều cần thiết ở đây là bổ sung sao cho quan điểm về phát triển bền vững trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các môn học, các hình thức hoạt động, sinh hoạt trong suốt quá trình đào tạo, sao cho ý thức phát triển bền vững luôn đồng hành trên bước đường sống và làm việc của sinh viên khi ra trường.
Triết lý đào tạo phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững, “xanh hóa” nội dung đào tạo hướng đến sự cân bằng các khía cạnh vật chất, xã hội, kinh tế, định chế và sinh thái, với cách tiếp cận liên ngành, đáp ứng yêu cầu địa phương với tầm nhìn thế giới. Cân bằng các môn khoa học xã hội và nhân văn với kiến thức về thiên nhiên, cùng các kỹ năng sống và làm việc, nhất là năng lực tự học, đáp ứng yêu cầu cả “dạy chữ và dạy làm người”. Đồng thời chương trình đào tạo cũng phải chú trọng xây dựng ý thức trách nhiệm về mối quan hệ xã hội để tăng cường tính bền vững của trường lẫn cộng đồng qua hoạt động tương tác trong học tập, phục vụ và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên.
Xanh trong mối quan hệ giữa con người và cộng đồng
Để đạt yêu cầu về đào tạo nói trên, việc điều hành và quản lý của trường cũng phải trên quan điểm phát triển bền vững. Đó là phong cách làm việc, giao tiếp, sinh hoạt thấm đậm ý thức văn hóa “xanh”, dân chủ, khuyến khích tinh thần năng động sáng tạo. Áp dụng cách quản lý mềm dẽo, đúng theo tinh thần của phương châm “Lấy sinh viên làm trung tâm”, giúp sinh viên hoàn thiện quá trình học theo năng lực và nguyện vọng cá nhân; tạo điều kiện cho sinh viên phát triển năng lực hợp tác làm việc trong nhóm đa ngành, đa văn hóa. Liên kết đào tạo với các trường trong và ngoài nước, các viện và doanh nghiệp. Mời các nhà khoa học đầu ngành, các nhà chính trị, các nhà hoạt động xã hội và doanh nhân giao lưu với cán bộ và sinh viên.
Nhìn chung, một trường đại học “xanh” là trường đại học tiêu biểu của thế kỷ XXI, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội trước những đòi hỏi, cơ hội và thách thức về phát triển bền vững của đất nước, trên một thế giới không ngừng biến đổi. Điều đó đòi hỏi những thay đổi trong quan điểm, phương pháp dạy và học, cũng như cách ứng xử, lối sống của các thành viên trong trường.
Hy vọng ý tưởng đó sẽ sớm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thích đáng của các cấp chính quyền để dự án có thể sớm triển khai, khởi đầu xu hướng hình thành nên các trường đại học “xanh” đầu tiên của Việt Nam.
Trần Thượng Tuấn
--- www.websachviet.blogspot.com ---
Comments[ 0 ]
Post a Comment