Home » Kỹ Năng Mềm
Được đăng bởi
Unknown
|
March 10, 2015
5 Loại Trí Tuệ Để Đạt Được Bất Kỳ Điều Gì Bạn Muốn
Tạo hóa đã trao tặng cho con người khả năng tuyệt vời nhất đó là thay đổi tư duy của mình để trở nên hiểu biết hơn, trí tuệ hơn. Nhà Phật có phân ra 5 loại trí tuệ mà mỗi con người nên biết và hướng đến để có cuộc sống thành công, hạnh phúc đích thực và đạt được bất kỳ điều gì bạn thực sự mong muốn.
Trí tuệ thứ nhất: Đại viên cảnh trí
Đại viên cảnh trí là trí tuệ có đặc điểm giống như tấm gương: phản chiếu mọi thứ, thấy rõ mọi thứ nhưng không phản ứng gì hết. Khi con người có được loại trí tuệ này tức là trong đầu biết hết sự việc nhưng không phản ứng, không bị phản ứng. Đây là loại trí tuệ rất quan trọng bởi vì khi con người không biết thì hành xử không đúng, còn nếu biết mà vẫn bị phản ứng thì là sai.
Để có trí tuệ loại này, cần có hiểu biết và sự thiền định đúng đắn, giống như khi một người ở chỗ đông người thì bản thân người đó như một tấm gương phản ánh được tất cả nét mặt, nụ cười của những người xung quanh mà không đánh giá tốt, xấu, hay, dở,… Trí tuệ loại này là chỉ ghi nhận mọi việc thông qua các giác quan.
Trí tuệ thứ hai: Pháp giới thể tánh trí
Pháp giới thể tánh trí là trí tuệ hiểu bản chất của mọi việc. Giống như trong câu chuyện “Tái ông mất ngựa”, một việc xấu đến với ông lão, ông nói là: “Chắc gì đã là tai họa”, tiếp đó, việc tốt đến, ông bảo: “Chắc gì đã là tốt”. Khi hiểu mọi việc tốt - xấu chỉ mang tính tương đối tức là chúng ta hiểu bản chất chứ không hiểu kiểu hình thức.
Trí tuệ hiểu bản chất sẽ giúp bạn không bị lừa bởi vẻ bên ngoài và hiểu tốt, xấu cũng chỉ là tương đối. Do đó, loại trí tuệ thứ nhất (Đại viên cảnh trí) giúp bạn nắm thông tin mà không phản ứng, còn loại trí tuệ thứ hai (Pháp giới thể tánh trí) giúp bạn không mắc kẹt vào thông tin, không bắt buộc một việc chưa biết rõ là tốt hay là xấu theo kiểu suy nghĩ của mình.
Trí tuệ thứ ba: Diệu quan sát trí
Diệu quan sát trí là loại trí tuệ phân biệt, tức là trong mỗi hoàn cảnh, tình huống khác nhau, bạn vẫn biết được cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Trí tuệ phân biệt giúp con người có khả năng phân biệt mọi việc một cách đúng đắn và không bị mắc lừa.
Trí tuệ phân biệt cần phải rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày vì con người phải sai lầm, phải va vấp, phải có kinh nghiệm sống và rút ra được những bài học mới có được sự phân biệt đúng sai chuẩn nhất.
Trí tuệ thứ tư: Bình đẳng tánh trí
Bình đẳng tánh trí là loại trí tuệ mà có thể nhìn nhận mọi người, mọi vật đều đáng trân trọng như nhau. Bình đẳng ở đây còn được hiểu là mình đối xử bình đẳng với mọi người, vì thực ra về bản chất, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau.
Trí tuệ thứ năm: Thành sở tác trí
Thành sở tác trí là loại trí tuệ giúp mỗi người hoàn thành bất kỳ những gì mình muốn, làm được bất kỳ điều gì cần làm.
Thành sở tác trí rất quan trọng, đặc biệt đối với những người làm doanh nhân, lãnh đạo… để có thể làm được những điều cần làm nhưng không có 4 trí tuệ kia thì không thể làm được.
Trong 5 loại trí tuệ nói trên, thực ra không thể chỉ có 1 loại được mà cần có cả 4 loại còn lại. Mỗi người cần phải chuẩn bị tâm thái đầy đủ mới có thể hoàn thành được bất kỳ điều gì cần làm. Ví dụ: Trước khi có được trí tuệ hoàn thành bất kỳ những gì bạn muốn, bạn cần làm (Thành sở tác trí) thì cần phải phân biệt được cái gì cần làm, cái gì không (Diệu quan sát trí). Và nếu muốn có trí tuệ phân biệt (Diệu quan sát trí) phải có trí tuệ biết rõ bản chất (Pháp giới thể tánh trí), nếu không bạn sẽ phân biệt sai, trong hoàn cảnh này thì đúng nhưng trong hoàn cảnh khác lại sai. Còn nếu không có trí tuệ tấm gương (Đại viên cảnh trí) thì rất dễ bị phản ứng sai lầm.
Trí tuệ thứ nhất: Đại viên cảnh trí
Đại viên cảnh trí là trí tuệ có đặc điểm giống như tấm gương: phản chiếu mọi thứ, thấy rõ mọi thứ nhưng không phản ứng gì hết. Khi con người có được loại trí tuệ này tức là trong đầu biết hết sự việc nhưng không phản ứng, không bị phản ứng. Đây là loại trí tuệ rất quan trọng bởi vì khi con người không biết thì hành xử không đúng, còn nếu biết mà vẫn bị phản ứng thì là sai.
Để có trí tuệ loại này, cần có hiểu biết và sự thiền định đúng đắn, giống như khi một người ở chỗ đông người thì bản thân người đó như một tấm gương phản ánh được tất cả nét mặt, nụ cười của những người xung quanh mà không đánh giá tốt, xấu, hay, dở,… Trí tuệ loại này là chỉ ghi nhận mọi việc thông qua các giác quan.
Trí tuệ thứ hai: Pháp giới thể tánh trí
Pháp giới thể tánh trí là trí tuệ hiểu bản chất của mọi việc. Giống như trong câu chuyện “Tái ông mất ngựa”, một việc xấu đến với ông lão, ông nói là: “Chắc gì đã là tai họa”, tiếp đó, việc tốt đến, ông bảo: “Chắc gì đã là tốt”. Khi hiểu mọi việc tốt - xấu chỉ mang tính tương đối tức là chúng ta hiểu bản chất chứ không hiểu kiểu hình thức.
Trí tuệ hiểu bản chất sẽ giúp bạn không bị lừa bởi vẻ bên ngoài và hiểu tốt, xấu cũng chỉ là tương đối. Do đó, loại trí tuệ thứ nhất (Đại viên cảnh trí) giúp bạn nắm thông tin mà không phản ứng, còn loại trí tuệ thứ hai (Pháp giới thể tánh trí) giúp bạn không mắc kẹt vào thông tin, không bắt buộc một việc chưa biết rõ là tốt hay là xấu theo kiểu suy nghĩ của mình.
Trí tuệ thứ ba: Diệu quan sát trí
Diệu quan sát trí là loại trí tuệ phân biệt, tức là trong mỗi hoàn cảnh, tình huống khác nhau, bạn vẫn biết được cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Trí tuệ phân biệt giúp con người có khả năng phân biệt mọi việc một cách đúng đắn và không bị mắc lừa.
Trí tuệ phân biệt cần phải rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày vì con người phải sai lầm, phải va vấp, phải có kinh nghiệm sống và rút ra được những bài học mới có được sự phân biệt đúng sai chuẩn nhất.
Trí tuệ thứ tư: Bình đẳng tánh trí
Bình đẳng tánh trí là loại trí tuệ mà có thể nhìn nhận mọi người, mọi vật đều đáng trân trọng như nhau. Bình đẳng ở đây còn được hiểu là mình đối xử bình đẳng với mọi người, vì thực ra về bản chất, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau.
Trí tuệ thứ năm: Thành sở tác trí
Thành sở tác trí là loại trí tuệ giúp mỗi người hoàn thành bất kỳ những gì mình muốn, làm được bất kỳ điều gì cần làm.
Thành sở tác trí rất quan trọng, đặc biệt đối với những người làm doanh nhân, lãnh đạo… để có thể làm được những điều cần làm nhưng không có 4 trí tuệ kia thì không thể làm được.
Trong 5 loại trí tuệ nói trên, thực ra không thể chỉ có 1 loại được mà cần có cả 4 loại còn lại. Mỗi người cần phải chuẩn bị tâm thái đầy đủ mới có thể hoàn thành được bất kỳ điều gì cần làm. Ví dụ: Trước khi có được trí tuệ hoàn thành bất kỳ những gì bạn muốn, bạn cần làm (Thành sở tác trí) thì cần phải phân biệt được cái gì cần làm, cái gì không (Diệu quan sát trí). Và nếu muốn có trí tuệ phân biệt (Diệu quan sát trí) phải có trí tuệ biết rõ bản chất (Pháp giới thể tánh trí), nếu không bạn sẽ phân biệt sai, trong hoàn cảnh này thì đúng nhưng trong hoàn cảnh khác lại sai. Còn nếu không có trí tuệ tấm gương (Đại viên cảnh trí) thì rất dễ bị phản ứng sai lầm.
--- www.websachviet.blogspot.com ---
Comments[ 0 ]
Post a Comment