Home » Kỹ Năng Mềm
Được đăng bởi
Unknown
|
March 9, 2015
Kỹ Năng Lắng Nghe: Đừng Chỉ Dựa Vào Đôi Tai
Mọi cuộc giao tiếp thất bại đều xuất phát từ việc người đối thoại không có kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe không phải là một bản năng mà là một nghệ thuật thấu hiểu người khác bởi lẽ "Con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe".
Trong cuộc sống bạn gặp rất nhiều người, mỗi người có những cách lắng nghe khác nhau. Nhưng theo quan sát, có 10 kiểu nghe phổ biến thường gặp trong các cuộc giao tiếp. Mỗi kiểu nghe ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc đối thoại.
1. Nghe chỉ để nắm bắt sự việc
Với cách nghe này, người nghe chỉ để tâm đến những sự kiện, sự việc, mà không màng đến những cảm xúc đi kèm của người nói.
Ví dụ: Như người vợ đi họp phụ huynh về lo lắng, nói với chồng về việc học tập của con cái có phần giảm sút. Người chồng không chú ý đến biểu cảm lo lắng trên khuôn mặt vợ, để cùng đồng cảm chia sẻ trách nhiệm giáo dục, mà chỉ phán một câu chắc nịch “được rồi, để anh cho nó một trận”.
Bài học rút ra là: Nếu không có kỹ năng lắng nghe, không thấu hiểu, đồng cảm với người nói thì bạn sẽ có những kết luận, hành động sai lệch.
2. Nghe để phản bác
Với cách nghe này, người nghe tập trung chú ý tìm tới điểm mà mình quan tâm trong những gì người ta đang nói, và hình thành trong đầu câu phản bác để chứng tỏ mình đúng. Vì thế, bỏ qua nhiều sự kiện trong câu chuyện; nhiều tình tiết bộc lộ cảm xúc không được chú ý tới.
Điều quan trọng nhất để nâng cao kỹ năng lắng nghe là thấu hiểu thông điệp của đối phương chứ không phải là phản bác ý kiến của họ. Bạn chỉ nghe để bảo vệ ý kiến của mình và cố gắng loại trừ ý kiến của người nói thì bạn sẽ mãi không thể tiến thêm một bậc được.
3. Nghe để giải quyết vấn đề
Với cách nghe này, người nghe cố kiếm thông tin để giải quyết vấn đề mà quên rằng có thể người nói đang thực sự cần một cái gì khác, chẳng hạn một sự cảm thông, một sự nâng đỡ.
Đôi khi người nói chia sẻ với bạn không phải để mong muốn bạn tìm ra vấn đề của họ mà cần một sự cảm thông. Bởi vậy để có kỹ năng lắng nghe tốt, bạn cần phải nắm bắt cảm xúc người nói để đồng cảm và chia sẻ với họ.
4. Nghe kiểu “Motor Running”
Với cách nghe này, người nghe, tai thì nghe, nhưng tâm trí và tay chân thì đang làm việc khác, mặc cho người nói cứ nói. Vì thế, họ thực sự, chẳng thể nghe được điều gì đó mà người nói đang cố gắng truyền đạt.
Đây là kiểu nghe phổ biến của không ít người. Họ vì quan tâm đến bản thân, đến công việc của mình mà quên đi việc lắng nghe để thấu hiểu người nói. Hãy nhập tâm vào cuộc giao tiếp và thấu hiểu người nói là điều quan trọng để nâng cao kỹ năng lắng nghe của bạn.
5. Nghe để trấn an
Với kiểu nghe này, người nghe thường nói: “Không sao đâu… Mọi sự sẽ ổn thôi…”, nghĩa là người nghe tìm cách trấn an người nói mà quên rằng, lắng nghe một cách chăm chú thường là cách tốt nhất giúp người nói giải tỏa những cảm xúc khó chịu.
Đôi khi trong một cuộc giao tiếp, sự im lặng, kiệm lời của người nghe lại là liều thuốc an thần rất tốt cho người chia sẻ. Hãy tùy hoàn cảnh, đối tượng để lựa chọn cách lắng nghe tốt nhất. Đây cũng là bí quyết của những người có kỹ năng lắng nghe chuyên nghiệp.
6. Nghe mà không kiên nhẫn nghe
Với kiểu nghe này, người nghe tỏ vẻ mình rất bận rộn, bồn chồn, vì thế, họ nghe mà hóa ra lại chẳng nghe. Hơn nữa, họ còn phơi bày phản ứng cho thấy họ đang bị bó buộc ngồi nghe.
Ví dụ: Nghe nói chuyện, mà mắt nhìn ra chỗ này chỗ khác như trông ngóng ai, nhìn đồng hồ, bấm điện thoại hay đứng dậy đi tới đi lui.
Bí quyết để thấu hiểu người khác chính là lắng nghe một cách kiên nhẫn
7. Nghe kiểu “mới nghe là tôi đã biết tỏng cả rồi ”
Với kiểu nghe này, người nói vừa nói chưa dứt một câu, thì người nghe đã cho rằng mình đã biết cả rồi. Vì thế, họ chẳng thể nghe trọn vẹn những điều đang được truyền đạt, nên thường hiểu sai ý người nói.
Những người hấp tấp, vội vàng thường có kỹ năng lắng nghe không tốt. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến họ thường hỏng việc.
8. Nghe kiểu chỉ bám vào lời nói mà bỏ qua ý
Với kiểu nghe này, người nghe chỉ chú trọng sự mộc mạc của từ trong lời nói, mà không để ý đến ngôn ngữ biểu cảm của cơ thể, hay những xúc cảm, những ý nằm ẩn sâu trong các lời nói.
Trong giao tiếp, những cử chỉ phi ngôn ngữ đóng góp quan trọng vào sự thành công của cuộc đối thoại. Tuy nhiên nếu thông điệp phát ra từ những cử chỉ đó không được người nghe giải mã thì cuộc đối thoại dễ đi đến thất bại. Cũng chính bởi vậy, ngoài việc lắng nghe, bạn nên chú ý đến những cử chỉ phi ngôn ngữ để thấu hiểu được đối tác.
9. Kiểu nghe đem chuyện quá khứ đưa vào hiện tại
Với cách nghe này, người nghe bi thảm hóa tình trạng hiện tại bằng những trải nghiệm đau buồn, khó chịu trong quá khứ. Vì thế, họ suy diễn, tô vẽ những thông điệp nghe được theo cách của mình.
Đừng đem chuyện quá khứ, đặc biệt là những điều không tốt đẹp để nói về hiện tại. Những người sở hữu kỹ năng lắng nghe tốt sẽ luôn nói về hiện tại, nói về những điều tích cực để động viên người nói.
10. Kiểu nghe tốt nhất: Không chỉ nghe bằng tai
Kiểu nghe tốt nhất chính là khắc phục hạn chế của 9 kiểu nghe trên. Lắng nghe với thái độ tôn trọng người nói, lắng nghe bằng mọi giác quan, cử chỉ, nhạy bén và tham gia một cách tập trung vào câu chuyện của người nói.
Khi bạn phải giao tiếp nhiều hơn với xã hội, gặp gỡ trao đổi kế hoạch với đối tác, đồng nghiệp thì kỹ năng lắng nghe tốt sẽ là yếu tố quan trọng để đàm phán thành công. Kỹ năng lắng nghe tốt cũng giúp bạn thấu hiểu được những người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè.
Trong cuộc sống bạn gặp rất nhiều người, mỗi người có những cách lắng nghe khác nhau. Nhưng theo quan sát, có 10 kiểu nghe phổ biến thường gặp trong các cuộc giao tiếp. Mỗi kiểu nghe ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc đối thoại.
1. Nghe chỉ để nắm bắt sự việc
Với cách nghe này, người nghe chỉ để tâm đến những sự kiện, sự việc, mà không màng đến những cảm xúc đi kèm của người nói.
Ví dụ: Như người vợ đi họp phụ huynh về lo lắng, nói với chồng về việc học tập của con cái có phần giảm sút. Người chồng không chú ý đến biểu cảm lo lắng trên khuôn mặt vợ, để cùng đồng cảm chia sẻ trách nhiệm giáo dục, mà chỉ phán một câu chắc nịch “được rồi, để anh cho nó một trận”.
Bài học rút ra là: Nếu không có kỹ năng lắng nghe, không thấu hiểu, đồng cảm với người nói thì bạn sẽ có những kết luận, hành động sai lệch.
2. Nghe để phản bác
Với cách nghe này, người nghe tập trung chú ý tìm tới điểm mà mình quan tâm trong những gì người ta đang nói, và hình thành trong đầu câu phản bác để chứng tỏ mình đúng. Vì thế, bỏ qua nhiều sự kiện trong câu chuyện; nhiều tình tiết bộc lộ cảm xúc không được chú ý tới.
Điều quan trọng nhất để nâng cao kỹ năng lắng nghe là thấu hiểu thông điệp của đối phương chứ không phải là phản bác ý kiến của họ. Bạn chỉ nghe để bảo vệ ý kiến của mình và cố gắng loại trừ ý kiến của người nói thì bạn sẽ mãi không thể tiến thêm một bậc được.
3. Nghe để giải quyết vấn đề
Với cách nghe này, người nghe cố kiếm thông tin để giải quyết vấn đề mà quên rằng có thể người nói đang thực sự cần một cái gì khác, chẳng hạn một sự cảm thông, một sự nâng đỡ.
Đôi khi người nói chia sẻ với bạn không phải để mong muốn bạn tìm ra vấn đề của họ mà cần một sự cảm thông. Bởi vậy để có kỹ năng lắng nghe tốt, bạn cần phải nắm bắt cảm xúc người nói để đồng cảm và chia sẻ với họ.
4. Nghe kiểu “Motor Running”
Với cách nghe này, người nghe, tai thì nghe, nhưng tâm trí và tay chân thì đang làm việc khác, mặc cho người nói cứ nói. Vì thế, họ thực sự, chẳng thể nghe được điều gì đó mà người nói đang cố gắng truyền đạt.
Đây là kiểu nghe phổ biến của không ít người. Họ vì quan tâm đến bản thân, đến công việc của mình mà quên đi việc lắng nghe để thấu hiểu người nói. Hãy nhập tâm vào cuộc giao tiếp và thấu hiểu người nói là điều quan trọng để nâng cao kỹ năng lắng nghe của bạn.
5. Nghe để trấn an
Với kiểu nghe này, người nghe thường nói: “Không sao đâu… Mọi sự sẽ ổn thôi…”, nghĩa là người nghe tìm cách trấn an người nói mà quên rằng, lắng nghe một cách chăm chú thường là cách tốt nhất giúp người nói giải tỏa những cảm xúc khó chịu.
Đôi khi trong một cuộc giao tiếp, sự im lặng, kiệm lời của người nghe lại là liều thuốc an thần rất tốt cho người chia sẻ. Hãy tùy hoàn cảnh, đối tượng để lựa chọn cách lắng nghe tốt nhất. Đây cũng là bí quyết của những người có kỹ năng lắng nghe chuyên nghiệp.
6. Nghe mà không kiên nhẫn nghe
Với kiểu nghe này, người nghe tỏ vẻ mình rất bận rộn, bồn chồn, vì thế, họ nghe mà hóa ra lại chẳng nghe. Hơn nữa, họ còn phơi bày phản ứng cho thấy họ đang bị bó buộc ngồi nghe.
Ví dụ: Nghe nói chuyện, mà mắt nhìn ra chỗ này chỗ khác như trông ngóng ai, nhìn đồng hồ, bấm điện thoại hay đứng dậy đi tới đi lui.
Bí quyết để thấu hiểu người khác chính là lắng nghe một cách kiên nhẫn
7. Nghe kiểu “mới nghe là tôi đã biết tỏng cả rồi ”
Với kiểu nghe này, người nói vừa nói chưa dứt một câu, thì người nghe đã cho rằng mình đã biết cả rồi. Vì thế, họ chẳng thể nghe trọn vẹn những điều đang được truyền đạt, nên thường hiểu sai ý người nói.
Những người hấp tấp, vội vàng thường có kỹ năng lắng nghe không tốt. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến họ thường hỏng việc.
8. Nghe kiểu chỉ bám vào lời nói mà bỏ qua ý
Với kiểu nghe này, người nghe chỉ chú trọng sự mộc mạc của từ trong lời nói, mà không để ý đến ngôn ngữ biểu cảm của cơ thể, hay những xúc cảm, những ý nằm ẩn sâu trong các lời nói.
Trong giao tiếp, những cử chỉ phi ngôn ngữ đóng góp quan trọng vào sự thành công của cuộc đối thoại. Tuy nhiên nếu thông điệp phát ra từ những cử chỉ đó không được người nghe giải mã thì cuộc đối thoại dễ đi đến thất bại. Cũng chính bởi vậy, ngoài việc lắng nghe, bạn nên chú ý đến những cử chỉ phi ngôn ngữ để thấu hiểu được đối tác.
9. Kiểu nghe đem chuyện quá khứ đưa vào hiện tại
Với cách nghe này, người nghe bi thảm hóa tình trạng hiện tại bằng những trải nghiệm đau buồn, khó chịu trong quá khứ. Vì thế, họ suy diễn, tô vẽ những thông điệp nghe được theo cách của mình.
Đừng đem chuyện quá khứ, đặc biệt là những điều không tốt đẹp để nói về hiện tại. Những người sở hữu kỹ năng lắng nghe tốt sẽ luôn nói về hiện tại, nói về những điều tích cực để động viên người nói.
10. Kiểu nghe tốt nhất: Không chỉ nghe bằng tai
Kiểu nghe tốt nhất chính là khắc phục hạn chế của 9 kiểu nghe trên. Lắng nghe với thái độ tôn trọng người nói, lắng nghe bằng mọi giác quan, cử chỉ, nhạy bén và tham gia một cách tập trung vào câu chuyện của người nói.
Khi bạn phải giao tiếp nhiều hơn với xã hội, gặp gỡ trao đổi kế hoạch với đối tác, đồng nghiệp thì kỹ năng lắng nghe tốt sẽ là yếu tố quan trọng để đàm phán thành công. Kỹ năng lắng nghe tốt cũng giúp bạn thấu hiểu được những người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè.
--- www.websachviet.blogspot.com ---
Comments[ 0 ]
Post a Comment