Home » Kỹ Năng Cứng
Được đăng bởi
Unknown
|
May 3, 2015
Những Bài Học Khởi Đầu Cho Sự Giàu Có
Nợ nần và những gánh nặng tài chính đang buộc chúng ta phải làm việc nhiều hơn, phải đánh đổi nhiều thứ hơn, đôi khi cái giá phải trả là cả tự do và hạnh phúc của mỗi người. Nếu bạn muốn đạt được tự do tài chính và trở nên giàu có hơn, đừng bỏ qua 5 bài học cơ bản sau đây.
Bài học 1: Quyết định làm giàu
Tiền bạc cũng giống như sức khỏe, tinh thần, các mối quan hệ hay sự phát triển bản thân, là một phần tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống của bạn. Với những ai không nhận trách nhiệm về vấn đề tài chính, cuộc đời sẽ mất đi sự cân băng. Của cải đem lại cho bạn sự tự do lựa chọn và cơ hội.
Trước khi quyết định làm giàu, bạn hãy ghi nhớ những điều này:
- Phung phí khác với giàu có: Những người giàu tiền của nhất là những người tằn tiện và ít phô trương nhất. Một chiếc xe hơi hay căn nhà đắt tiền không làm cho bạn giàu có.
- Sức mạnh của sự dấn thân: Sự dấn thân hay cam kết thực hiện một kế hoạch rất quan trọng cũng như việc dấn thân vào con đường làm giàu cũng vậy. Nó sẽ tạo sức mạnh chi phối cả tâm trí và hành động để đem lại kết quả mong đợi.
- Xin thì sẽ được nhận: Lòng ham muốn có sức mạnh ghê gớm.
- Chọn đường đi là chọn nơi đến: Bạn sẽ trở nên giàu có nếu quyết định sống theo những nguyên tắc thịnh vượng.
- Chỉ một bước nhỏ: ngày hôm nay hãy quyết định làm giàu, khắc vào tâm trí, ghi giấy dán lên tường để mọi lúc mọi nơi bạn có thể thấy được.
Bài học 2: Hãy có trách nhiệm về tiền bạc của bạn
Kiểm soát tiền bạc bắt đầu từ việc bạn nhận trách nhiệm về nó. Điều đó có nghĩa là bạn biết bạn có bao nhiêu tiền, do đâu mà bạn có nó, nó sẽ được dùng vào việc gì và hiện giờ nó được dùng làm gì.
Cuối tháng, bạn điền vào biểu mẫu báo cáo để xem tiến độ tích lũy. Đến cuối năm bạn cũng làm báo cáo như vậy để thấy mình tích lũy được bao nhiêu tiền.
Bạn cũng cần có cái sổ để ghi tất cả các khoản thu nhập: lương bổng, lãi tiết kiệm, nhuận bút, quà tặng, tiền thưởng,...
Để theo dõi chi tiêu, bạn nên sử dụng sổ chi tiêu và một chương trình điện toán đơn giản.
Bài học 3: Giữ lại một phần những gì bạn kiếm được
Hãy cố gắng dành tối thiểu 10% thu nhập vào tài khoản riêng. “Không phải cái bạn kiếm ra mà là cái bạn giữ được cho mình làm bạn giàu có”. Khoản tiền tiết kiệm đầu tư bạn có thể sử dụng để biến tiền đẻ ra tiền.
Đừng làm thịt con gà đẻ trứng vàng: khi khoản tiền đầu tư mang lại cho bạn chút lợi nhuận, đừng vội mang nó sử dụng vào các công cuộc kinh doanh khác, hãy cứ để nó sinh sôi.
Bài học 4: Tạo thêm lợi nhuận
Những người giàu luôn tìm cách để trở nên giàu có hơn nữa. Có 2 cách để tạo thêm lợi nhuận: một là kiếm thêm thu nhập phụ; hai là bảo toàn được cái mà bạn kiếm ra. Tốt nhất là bạn vận hành cả 2 cách đó.
Bạn có thể tạo thêm thu nhập từ những việc sau:
- Tạo thêm lợi nhuận với thu nhập phụ
- Kiếm thêm lợi nhuận bằng cách tiết kiệm
Những nhà triệu phú thường xem xét rất kỹ mọi chi tiêu. Họ tin rằng tự do và sức mạnh tốt hơn khoải cảm nhất thời. Họ không coi tiêu xài ngang với hạnh phúc và kiên quyết kiên quyết bảo vệ tài khoản tiết kiệm.
Bài học 5: Cho đi
Tiền bạc là một bộ phận không thể tách rời của đời sống nhưng nó không là sự sống. Ôm giữ tiền của làm cho cuộc đời của bạn nhỏ nhen và lạnh lẽo. Rồi một ngày kia bạn phải đem cho mọi cái bạn có. Vì thế, bạn hãy cho lúc này đi, để cái đem cho là của bạn chứ không phải là của những người thừa kế.
Cách sử dụng đồng tiền đáng kính và dễ chịu nhất là để phục vụ người khác. Hiến dâng tài sản tự nguyện cũng chính là cách duy nhất để bảo vệ chúng ta khỏi của cải của chúng ta.
“Cho đi sẽ làm cho cuộc đời bạn nồng ấm và rộng mở. Khi bạn ngừng việc cho đi, đó là lúc bạn sắp sửa chết” - Roosevelt.
Để trở nên giàu có hơn, cả về vật chất và tinh thần, bạn cần phải học rất nhiều thứ nhưng đừng bỏ qua 5 bài học trên. Đó là 5 bài học tuyệt vời để khởi đầu cho sự giàu có trọn vẹn.
Tổng hợp từ "5 bài học căn bản để trở thành triệu phú"
Bài học 1: Quyết định làm giàu
Tiền bạc cũng giống như sức khỏe, tinh thần, các mối quan hệ hay sự phát triển bản thân, là một phần tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống của bạn. Với những ai không nhận trách nhiệm về vấn đề tài chính, cuộc đời sẽ mất đi sự cân băng. Của cải đem lại cho bạn sự tự do lựa chọn và cơ hội.
Trước khi quyết định làm giàu, bạn hãy ghi nhớ những điều này:
- Phung phí khác với giàu có: Những người giàu tiền của nhất là những người tằn tiện và ít phô trương nhất. Một chiếc xe hơi hay căn nhà đắt tiền không làm cho bạn giàu có.
- Sức mạnh của sự dấn thân: Sự dấn thân hay cam kết thực hiện một kế hoạch rất quan trọng cũng như việc dấn thân vào con đường làm giàu cũng vậy. Nó sẽ tạo sức mạnh chi phối cả tâm trí và hành động để đem lại kết quả mong đợi.
- Xin thì sẽ được nhận: Lòng ham muốn có sức mạnh ghê gớm.
- Chọn đường đi là chọn nơi đến: Bạn sẽ trở nên giàu có nếu quyết định sống theo những nguyên tắc thịnh vượng.
- Chỉ một bước nhỏ: ngày hôm nay hãy quyết định làm giàu, khắc vào tâm trí, ghi giấy dán lên tường để mọi lúc mọi nơi bạn có thể thấy được.
Bài học 2: Hãy có trách nhiệm về tiền bạc của bạn
Kiểm soát tiền bạc bắt đầu từ việc bạn nhận trách nhiệm về nó. Điều đó có nghĩa là bạn biết bạn có bao nhiêu tiền, do đâu mà bạn có nó, nó sẽ được dùng vào việc gì và hiện giờ nó được dùng làm gì.
Cuối tháng, bạn điền vào biểu mẫu báo cáo để xem tiến độ tích lũy. Đến cuối năm bạn cũng làm báo cáo như vậy để thấy mình tích lũy được bao nhiêu tiền.
Bạn cũng cần có cái sổ để ghi tất cả các khoản thu nhập: lương bổng, lãi tiết kiệm, nhuận bút, quà tặng, tiền thưởng,...
Để theo dõi chi tiêu, bạn nên sử dụng sổ chi tiêu và một chương trình điện toán đơn giản.
Bài học 3: Giữ lại một phần những gì bạn kiếm được
Hãy cố gắng dành tối thiểu 10% thu nhập vào tài khoản riêng. “Không phải cái bạn kiếm ra mà là cái bạn giữ được cho mình làm bạn giàu có”. Khoản tiền tiết kiệm đầu tư bạn có thể sử dụng để biến tiền đẻ ra tiền.
Đừng làm thịt con gà đẻ trứng vàng: khi khoản tiền đầu tư mang lại cho bạn chút lợi nhuận, đừng vội mang nó sử dụng vào các công cuộc kinh doanh khác, hãy cứ để nó sinh sôi.
Bài học 4: Tạo thêm lợi nhuận
Những người giàu luôn tìm cách để trở nên giàu có hơn nữa. Có 2 cách để tạo thêm lợi nhuận: một là kiếm thêm thu nhập phụ; hai là bảo toàn được cái mà bạn kiếm ra. Tốt nhất là bạn vận hành cả 2 cách đó.
Bạn có thể tạo thêm thu nhập từ những việc sau:
- Tạo thêm lợi nhuận với thu nhập phụ
- Kiếm thêm lợi nhuận bằng cách tiết kiệm
Những nhà triệu phú thường xem xét rất kỹ mọi chi tiêu. Họ tin rằng tự do và sức mạnh tốt hơn khoải cảm nhất thời. Họ không coi tiêu xài ngang với hạnh phúc và kiên quyết kiên quyết bảo vệ tài khoản tiết kiệm.
Bài học 5: Cho đi
Tiền bạc là một bộ phận không thể tách rời của đời sống nhưng nó không là sự sống. Ôm giữ tiền của làm cho cuộc đời của bạn nhỏ nhen và lạnh lẽo. Rồi một ngày kia bạn phải đem cho mọi cái bạn có. Vì thế, bạn hãy cho lúc này đi, để cái đem cho là của bạn chứ không phải là của những người thừa kế.
Cách sử dụng đồng tiền đáng kính và dễ chịu nhất là để phục vụ người khác. Hiến dâng tài sản tự nguyện cũng chính là cách duy nhất để bảo vệ chúng ta khỏi của cải của chúng ta.
“Cho đi sẽ làm cho cuộc đời bạn nồng ấm và rộng mở. Khi bạn ngừng việc cho đi, đó là lúc bạn sắp sửa chết” - Roosevelt.
Để trở nên giàu có hơn, cả về vật chất và tinh thần, bạn cần phải học rất nhiều thứ nhưng đừng bỏ qua 5 bài học trên. Đó là 5 bài học tuyệt vời để khởi đầu cho sự giàu có trọn vẹn.
Tổng hợp từ "5 bài học căn bản để trở thành triệu phú"
--- www.websachviet.blogspot.com ---
Comments[ 0 ]
Post a Comment