Home » Suy Ngẫm và Trãi Nghiệm
Được đăng bởi
Unknown
|
April 2, 2015
Nguồn Nhân Lực Cho Tương Lai
Trong cuốn ‘Tương lai khác thường” James Canton dự báo đến năm 2025 thế giới sẽ có một tỉ triệu phú đô-la. Như vậy, nếu đến thời điểm đó dân số trên thế giới phát triển nhanh và đạt 8 tỉ, thì 1/8 nhân loại là những triệu phú. Số tỉ phú đó phân bố thế nào trên thế giới tùy thuộc vào năng lực của nguồn nhân lực ở từng nơi, như chỉ một mình Microsoft đã tạo ra hơn 10.000 triệu phú. Nếu dự đoán đó của James Canton có ý nghĩa thì đó là một thách thức lớn đối với nước ta.
Theo Alvin Toffler, nhân loại đã trải qua ba làn sóng (cuộc cách mạng): Nông nghiệp, Công nghiệp, Kỷ nguyên thông tin. Ngày nay làn sống thứ tư đang ập đến mà không chờ đợi ai. Làn sóng thứ tư sẽ tập trung vào sự sáng tạo với tính đặc trưng của công nghệ tạo ra ý tưởng (Ideas Engineering) và đưa ra các khái niệm mới (Concepter) (theo Viện Nghiên cứu Namura, Nhật Bản).
Làm sao Việt Nam có thể thành công trong việc hiện thực hóa mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, khi nguồn nhân lực còn cách quá xa yêu cầu của thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, trước một xã hội sáng tạo đang bùng nổ và ngự trị tất cả trong làn sóng thứ tư?
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy các kỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học, tự hoàn thiện bản thân, kỹ năng hợp tác… quyết định đến 85% sự thành công của con người. Còn Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của nền kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy). Thực tế cuộc sống ở cả nước ta và thế giới đã cho thấy rõ điều đó.
Trong một buổi giao lưu với ba doanh nhân thành đạt ở Trường Đại học Cần Thơ, khi được hỏi: “Kiến thức học được ở trường đóng góp bao nhiêu trong sự thành đạt?”, một người đánh giá là 15%, người thứ hai – 10% và người thứ ba - 20%. Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long có một chủ tịch tỉnh và chủ tịch thành phố Cần Thơ là cựu sinh viên ngành trồng trọt Trường Đại học Cần Thơ, trước đó còn có nhiều bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh chỉ học tại chức cũng ở trường này. Những trường hợp tương tự rất phổ biến trên khắp cả nước. Qua đó, có thể khẳng định là những kiến thức mà họ tiếp thu được trên ghế nhà trường chỉ đóng góp một phần nhỏ, tuy không kém phần quan trọng, trong sự thành đạt của họ. Nhìn rộng ra thế giới, có thể thấy hàng loạt tỉ phú không có bằng đại học, cũng không dựa vào sự giàu có hay thế lực của gia đình như Bill Gates, Paul Allen, Chung Ju Yung, Mark Zuckerberg, Steve Jobs… Còn Thomas Edison, người có số bằng phát minh, sáng chế kỷ lục (1093) thậm chí chỉ được học mấy năm đầu của tiểu học. Trong số hàng triệu triệu phú ở Mỹ, năm 2003 có 20% triệu phú chưa từng học đại học, 21 tỉ phú chưa có bằng đại học, 2 trong số đó còn chưa tốt nghiệp phổ thông.
Trước tình thế nói trên, vấn đề cấp bách hiện nay đối với nguồn nhân lực cho tương lại của nước ta là tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục và đào tạo của nước nhà, bắt đầu từ quan điểm hay triết lý giáo dục để thoát khỏi tình trạng yếu kém, lạc hậu so với yêu cầu của thời đại trong kỷ nguyên của nền kinh tế dựa vào kỹ năng và các kỹ năng sống quyết định đến 85% sự thành công của con người.
Bất chấp sự phê phán của dư luận xã hội từ hơn mười năm trước, sự “quá tải” của chương trình giáo dục chỉ gần đây mới được những người có trách nhiệm thừa nhận. Các chương trình giảng dạy “quá tải” đến mức làm người ta lung túng, vì không biết phải “giảm tải” chỗ nào. Sự “quá tải” của chương trình tất yếu dẫn đến cách dạy nhồi nhét, học thụ động, làm thui chột năng lực tự học, tư duy phê phán, sáng tạo…của cả người học và người dạy. Mặc dù kiến thức của nhân loại được nhân đôi cứ sau 10 năm và được truyền tải ngày càng phong phú trên mạng, người ta vẫn kiên trì với ý đồ soạn những bộ sách giáo khoa, những chương trình khung đại học để ứng dụng trong 10 năm, bất kể có khả thi trong thực tế cuộc sống không! Dạy bao nhiêu kiến thức cho đủ, khi người học không được trang bị tốt kỹ năng tự học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin?
So với thông điệp của UNESCO về giáo dục trong thế kỷ 21: “Học để biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống” thì giáo dục của nước ta mới chú trọng đến học để biết, trong đó có nhiều thứ không thiết thực, lỗi thời. Trong thời gian chiến tranh, chương trình giáo dục phổ thông ở miền Bắc chỉ 10 năm, nhưng học sinh Việt Nam ra nước ngoài vẫn không thua kém học sinh nước bạn, thậm chí còn có phần giỏi toán hơn. Vì sao chương trình giáo dục phổ thông của các nước phát triển nhẹ hơn rất nhiều, mà vẫn có hiệu quả toàn diện hơn của nước ta, nhưng ta cứ chọn con đường khó hơn, nặng nề hơn, kém hiệu quả hơn, làm khổ cả người dạy và người học?
Không biết những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục của nước nhà nghĩ sao về nhận định của người được giới toán học thế giới vinh danh, giáo sư Hoàng Tụy: “Chúng ta đào tạo nên những "cái đầu đầy" hơn là những “cái đầu thông minh”, tạo ra những con người thụ động, bị lệ thuộc, không phát huy được tính chủ động sáng tạo và tinh thần phản biện của mình trong quá trình học tập và sinh sống. Nói cách khác, giáo dục của chúng ta mới chú trọng truyền đạt tri thức chứ chưa truyền dạy cách thức chiếm lĩnh tri thức và trau dồi năng lực làm người…Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển hiện nay của xã hội ta là giáo dục.”
Tiềm lực trí tuệ của con người là vô tận, nếu biết sớm phát huy hợp lý năng lực tư duy phê phán, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự hoàn thiện bản thân, năng lực hợp tác để chung sống… Trung bình não bộ có 100 tỉ tế bào thần kinh neuron. Trí thông minh phụ thuộc vào số lượng các mối liên kết giữa các neuron. Mỗi neuron có thể có đến 20.000 mối liên kết. Các mối liên kết chỉ được hình thành khi con người tiếp nhận thông tin và chủ ý ghi nhớ nó, chứ không phải vì sự bắt buộc công nhận nhất thời nào đó. Bẩm sinh, chúng ta có “siêu máy tính ưu việt nhất” trong đầu để có thể lập nên kỳ tích. Điều đó được chứng minh khi các kiện tướng cờ vua đã từng đánh thắng các siêu máy tính. Càng sử dụng khả năng tư duy phê phán, phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, các mối liên kết neuron càng gia tăng, con người càng trở nên sắc sảo và thông minh. Đáng tiếc, nhìn chung con người mới sử dụng có khoảng 1 - 2% năng lực não bộ, còn khoảng 98-99% tiềm lực của não bộ vẫn không được khai tác cho đến cuối đời người. Trách nhiệm rất lớn trong việc phát huy tiềm lưc não bộ của nguồn nhân lực tương lai thuộc hệ thống giáo dục. Nếu cứ tiếp tục làm theo lối mòn tư duy cũ, thì kết quả về cơ bản cũng sẽ không có gì khác, nền giáo dục vẫn tiếp tục yếu kém, bất cập. Người dạy, người học sẽ thay đổi nhanh, nếu triết lý giáo dục thay đổi hợp lý, cho dù cơ sở vật chất chưa được tăng cường. Sự thành công của số đông học, sinh sinh viên Việt Nam khi ra học ở nước ngoài đã chứng minh điều đó.
Một lý do khác thường được biện minh cho sự yếu kém của ngành giáo dục là ngân sách hạn chế, mặc dù nguồn đầu tư của nhà nước và người dân không ngừng tăng nhanh cùng với nhiều nguồn viện trợ và vay nước ngoài. Câu hỏi cũng thường được dư luận xã hội đặt ra là liệu việc chi tiêu của ngành có hợp lý? Về mặt này tiến sĩ Alan Phan có một gợi ý trên vietnamnet đáng suy nghĩ. Theo ông, Nhà xuất bản sách của Bộ Giáo dục có doanh thu gần 1,5 tỷ $ in sách giáo khoa cho 20 triệu học sinh và 5 triệu sinh viên toàn quốc. Giải pháp sẽ là mua 20 triệu máy tính bảng có chức năng tương đương như iPad, giá thị trường cho một đơn đặt hàng lớn như vậy sẽ vào khoảng 140 đô la, hay một đầu tư ban đầu là 2.8 tỷ đô la cho học viên và tải (download) sẵn tất cả tài liệu học tập vào máy. Chỉ trong 2 năm, chúng ta sẽ thu về khoản đầu tư này và không chỉ thế, điều đó sẽ giúp học sinh nước nhà phát huy kỹ năng tin học vượt bậc của mình.
Thật ra, không nhất thiết nhà nước phải đầu tư cả 20 triệu máy tính bảng, nếu Bộ GD&ĐT đưa lên mạng tất cả sách giáo khoa, giáo trình để một số không nhỏ học sinh, sinh viên có máy tính có thể truy cập theo yêu cầu. Hơn nữa hiện nay có công ty công bố sẽ đưa ra thị trường máy tính bảng với giá chỉ 80$ hay thậm chí chỉ khoảng 40$ . Như vậy, nếu làm theo cách này số tiền tiết kiệm được quả không nhỏ để sử dụng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai.
Nhân tài, trí tuệ của Việt Nam không thiếu. Vấn đề là những người có trọng trách nghĩ sao và làm gì để nguồn nhân lực của nước nhà sớm đáp ứng được yêu cầu của thời đại, đưa đất nước “sánh vai cùng cường quốc năm châu”? Thử tưởng tượng năm, mười năm nữa mà chất lượng của nền giáo dục và đào tạo nước nhà vẫn cứ mãi yếu kém và bất cập như hiện nay, thì tương lai của đất nước và mỗi người trong chúng ta sẽ ra sao, sẽ định vị ở đâu trong làn sóng thứ tư? Vấn đề đã trở nên cấp bách lắm rồi!
Theo Alvin Toffler, nhân loại đã trải qua ba làn sóng (cuộc cách mạng): Nông nghiệp, Công nghiệp, Kỷ nguyên thông tin. Ngày nay làn sống thứ tư đang ập đến mà không chờ đợi ai. Làn sóng thứ tư sẽ tập trung vào sự sáng tạo với tính đặc trưng của công nghệ tạo ra ý tưởng (Ideas Engineering) và đưa ra các khái niệm mới (Concepter) (theo Viện Nghiên cứu Namura, Nhật Bản).
Làm sao Việt Nam có thể thành công trong việc hiện thực hóa mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, khi nguồn nhân lực còn cách quá xa yêu cầu của thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, trước một xã hội sáng tạo đang bùng nổ và ngự trị tất cả trong làn sóng thứ tư?
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy các kỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học, tự hoàn thiện bản thân, kỹ năng hợp tác… quyết định đến 85% sự thành công của con người. Còn Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của nền kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy). Thực tế cuộc sống ở cả nước ta và thế giới đã cho thấy rõ điều đó.
Trong một buổi giao lưu với ba doanh nhân thành đạt ở Trường Đại học Cần Thơ, khi được hỏi: “Kiến thức học được ở trường đóng góp bao nhiêu trong sự thành đạt?”, một người đánh giá là 15%, người thứ hai – 10% và người thứ ba - 20%. Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long có một chủ tịch tỉnh và chủ tịch thành phố Cần Thơ là cựu sinh viên ngành trồng trọt Trường Đại học Cần Thơ, trước đó còn có nhiều bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh chỉ học tại chức cũng ở trường này. Những trường hợp tương tự rất phổ biến trên khắp cả nước. Qua đó, có thể khẳng định là những kiến thức mà họ tiếp thu được trên ghế nhà trường chỉ đóng góp một phần nhỏ, tuy không kém phần quan trọng, trong sự thành đạt của họ. Nhìn rộng ra thế giới, có thể thấy hàng loạt tỉ phú không có bằng đại học, cũng không dựa vào sự giàu có hay thế lực của gia đình như Bill Gates, Paul Allen, Chung Ju Yung, Mark Zuckerberg, Steve Jobs… Còn Thomas Edison, người có số bằng phát minh, sáng chế kỷ lục (1093) thậm chí chỉ được học mấy năm đầu của tiểu học. Trong số hàng triệu triệu phú ở Mỹ, năm 2003 có 20% triệu phú chưa từng học đại học, 21 tỉ phú chưa có bằng đại học, 2 trong số đó còn chưa tốt nghiệp phổ thông.
Trước tình thế nói trên, vấn đề cấp bách hiện nay đối với nguồn nhân lực cho tương lại của nước ta là tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục và đào tạo của nước nhà, bắt đầu từ quan điểm hay triết lý giáo dục để thoát khỏi tình trạng yếu kém, lạc hậu so với yêu cầu của thời đại trong kỷ nguyên của nền kinh tế dựa vào kỹ năng và các kỹ năng sống quyết định đến 85% sự thành công của con người.
Bất chấp sự phê phán của dư luận xã hội từ hơn mười năm trước, sự “quá tải” của chương trình giáo dục chỉ gần đây mới được những người có trách nhiệm thừa nhận. Các chương trình giảng dạy “quá tải” đến mức làm người ta lung túng, vì không biết phải “giảm tải” chỗ nào. Sự “quá tải” của chương trình tất yếu dẫn đến cách dạy nhồi nhét, học thụ động, làm thui chột năng lực tự học, tư duy phê phán, sáng tạo…của cả người học và người dạy. Mặc dù kiến thức của nhân loại được nhân đôi cứ sau 10 năm và được truyền tải ngày càng phong phú trên mạng, người ta vẫn kiên trì với ý đồ soạn những bộ sách giáo khoa, những chương trình khung đại học để ứng dụng trong 10 năm, bất kể có khả thi trong thực tế cuộc sống không! Dạy bao nhiêu kiến thức cho đủ, khi người học không được trang bị tốt kỹ năng tự học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin?
So với thông điệp của UNESCO về giáo dục trong thế kỷ 21: “Học để biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống” thì giáo dục của nước ta mới chú trọng đến học để biết, trong đó có nhiều thứ không thiết thực, lỗi thời. Trong thời gian chiến tranh, chương trình giáo dục phổ thông ở miền Bắc chỉ 10 năm, nhưng học sinh Việt Nam ra nước ngoài vẫn không thua kém học sinh nước bạn, thậm chí còn có phần giỏi toán hơn. Vì sao chương trình giáo dục phổ thông của các nước phát triển nhẹ hơn rất nhiều, mà vẫn có hiệu quả toàn diện hơn của nước ta, nhưng ta cứ chọn con đường khó hơn, nặng nề hơn, kém hiệu quả hơn, làm khổ cả người dạy và người học?
Không biết những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục của nước nhà nghĩ sao về nhận định của người được giới toán học thế giới vinh danh, giáo sư Hoàng Tụy: “Chúng ta đào tạo nên những "cái đầu đầy" hơn là những “cái đầu thông minh”, tạo ra những con người thụ động, bị lệ thuộc, không phát huy được tính chủ động sáng tạo và tinh thần phản biện của mình trong quá trình học tập và sinh sống. Nói cách khác, giáo dục của chúng ta mới chú trọng truyền đạt tri thức chứ chưa truyền dạy cách thức chiếm lĩnh tri thức và trau dồi năng lực làm người…Chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển hiện nay của xã hội ta là giáo dục.”
Tiềm lực trí tuệ của con người là vô tận, nếu biết sớm phát huy hợp lý năng lực tư duy phê phán, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự hoàn thiện bản thân, năng lực hợp tác để chung sống… Trung bình não bộ có 100 tỉ tế bào thần kinh neuron. Trí thông minh phụ thuộc vào số lượng các mối liên kết giữa các neuron. Mỗi neuron có thể có đến 20.000 mối liên kết. Các mối liên kết chỉ được hình thành khi con người tiếp nhận thông tin và chủ ý ghi nhớ nó, chứ không phải vì sự bắt buộc công nhận nhất thời nào đó. Bẩm sinh, chúng ta có “siêu máy tính ưu việt nhất” trong đầu để có thể lập nên kỳ tích. Điều đó được chứng minh khi các kiện tướng cờ vua đã từng đánh thắng các siêu máy tính. Càng sử dụng khả năng tư duy phê phán, phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, các mối liên kết neuron càng gia tăng, con người càng trở nên sắc sảo và thông minh. Đáng tiếc, nhìn chung con người mới sử dụng có khoảng 1 - 2% năng lực não bộ, còn khoảng 98-99% tiềm lực của não bộ vẫn không được khai tác cho đến cuối đời người. Trách nhiệm rất lớn trong việc phát huy tiềm lưc não bộ của nguồn nhân lực tương lai thuộc hệ thống giáo dục. Nếu cứ tiếp tục làm theo lối mòn tư duy cũ, thì kết quả về cơ bản cũng sẽ không có gì khác, nền giáo dục vẫn tiếp tục yếu kém, bất cập. Người dạy, người học sẽ thay đổi nhanh, nếu triết lý giáo dục thay đổi hợp lý, cho dù cơ sở vật chất chưa được tăng cường. Sự thành công của số đông học, sinh sinh viên Việt Nam khi ra học ở nước ngoài đã chứng minh điều đó.
Một lý do khác thường được biện minh cho sự yếu kém của ngành giáo dục là ngân sách hạn chế, mặc dù nguồn đầu tư của nhà nước và người dân không ngừng tăng nhanh cùng với nhiều nguồn viện trợ và vay nước ngoài. Câu hỏi cũng thường được dư luận xã hội đặt ra là liệu việc chi tiêu của ngành có hợp lý? Về mặt này tiến sĩ Alan Phan có một gợi ý trên vietnamnet đáng suy nghĩ. Theo ông, Nhà xuất bản sách của Bộ Giáo dục có doanh thu gần 1,5 tỷ $ in sách giáo khoa cho 20 triệu học sinh và 5 triệu sinh viên toàn quốc. Giải pháp sẽ là mua 20 triệu máy tính bảng có chức năng tương đương như iPad, giá thị trường cho một đơn đặt hàng lớn như vậy sẽ vào khoảng 140 đô la, hay một đầu tư ban đầu là 2.8 tỷ đô la cho học viên và tải (download) sẵn tất cả tài liệu học tập vào máy. Chỉ trong 2 năm, chúng ta sẽ thu về khoản đầu tư này và không chỉ thế, điều đó sẽ giúp học sinh nước nhà phát huy kỹ năng tin học vượt bậc của mình.
Thật ra, không nhất thiết nhà nước phải đầu tư cả 20 triệu máy tính bảng, nếu Bộ GD&ĐT đưa lên mạng tất cả sách giáo khoa, giáo trình để một số không nhỏ học sinh, sinh viên có máy tính có thể truy cập theo yêu cầu. Hơn nữa hiện nay có công ty công bố sẽ đưa ra thị trường máy tính bảng với giá chỉ 80$ hay thậm chí chỉ khoảng 40$ . Như vậy, nếu làm theo cách này số tiền tiết kiệm được quả không nhỏ để sử dụng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai.
Nhân tài, trí tuệ của Việt Nam không thiếu. Vấn đề là những người có trọng trách nghĩ sao và làm gì để nguồn nhân lực của nước nhà sớm đáp ứng được yêu cầu của thời đại, đưa đất nước “sánh vai cùng cường quốc năm châu”? Thử tưởng tượng năm, mười năm nữa mà chất lượng của nền giáo dục và đào tạo nước nhà vẫn cứ mãi yếu kém và bất cập như hiện nay, thì tương lai của đất nước và mỗi người trong chúng ta sẽ ra sao, sẽ định vị ở đâu trong làn sóng thứ tư? Vấn đề đã trở nên cấp bách lắm rồi!
--- www.websachviet.blogspot.com ---
Comments[ 0 ]
Post a Comment